Hiện tượng "siêu trăng máu" khiến hàng nghìn binh sĩ Hy Lạp cổ tử trận như thế nào?

Vào năm 413 trước Công nguyên, hàng nghìn binh lính Hy Lạp đã bỏ mạng vì hiện tượng Nguyệt thực toàn phần, hay còn gọi là Mặt trăng Máu

Hiện tượng Nguyệt thực toàn phần.
Hiện tượng Nguyệt thực toàn phần.

Vào cuối tháng 8 năm 413 trước Công nguyên, quân đội Athen dưới sự chỉ huy của tướng quân Nicias đã bị sa lầy trầm trọng tại chiến trường Syracuse. Ban đầu, đội quân Athens công đánh vào Syracuse nhằm cắt nguồn viện trợ của thành bang này với Starta, đối thủ đang có chiến tranh với Athen.

Cuộc hành quân gặp thuận lợi trong 2 tháng đầu tiên cho tới khi quân đội của Nicias gặp tổn thất đáng kể sau những cuộc tấn công thất bại. Họ mất 7 tàu lớn và chết hàng trăm binh sĩ. Nhưng nghiêm trọng hơn, sự bế tắc 2 đường thủy bộ đã khiến đội quân Athen lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Thảm họa của đội quân Athen tại Syracuse

Thảm họa của đội quân Athen tại Syracuse.

Giờ đây, quân đội của Nicias buộc phải cắm trại bên cạnh một đầm lầy ẩm ướt đầy rẫy muỗi cùng các loại côn trùng độc. Môi trường sống tồi tệ nhanh chóng bào mòn thể lực của các binh sĩ.

Ngay cả tướng Nicias cũng mắc bệnh và nằm ốm yếu trên giường. Tin xấu tiếp tục truyền tới khi một đội quân Spartan đã tới kịp lúc để chi viện cho đồng minh Syracuse.

Dù phải đối mặt với phiên xét xử và sự nhục nhã khi thất bại, tướng Nicias thừa nhận đã tới lúc phải cho quân rút lui. Nhanh chóng và lặng lẽ, những người Athen đóng gói hành lí để chuẩn bị rút lui trong bí mật trước khi kẻ thù của họ kịp nhận ra.

Nhưng đúng vào đêm ngày 28/08 năm 413 trước Công nguyên, mặt trăng trên bầu trời Syracuse bỗng đỏ mờ như máu. Đây thực chất chính là hiện tượng Nguyệt thực toàn phần, xảy ra khi Trái Đất che phủ hoàn toàn ánh sáng chiếu từ Mặt Trời tới Mặt Trăng.

Tuy nhiên, con người dưới góc độ mê tín của thời cổ đại thường rất e sợ và coi đó như điềm gở.

Ngước mắt nhìn thấy mặt trăng có màu máu, tướng Nicias cực kỳ sợ hãi. Ông ta điên cuồng hỏi ý kiến các tư tế của mình và nhận được lời khuyên không nên chèo thuyền dưới mặt trăng như vậy. Tốt hơn hết, người Athens nên đợi thêm khoảng 27 ngày nữa.

Con người thời xưa thường sợ hãi Nguyệt thực và Nhật thực, coi đó là điềm báo tai họa sắp xảy ra.

Con người thời xưa thường sợ hãi Nguyệt thực và Nhật thực, coi đó là điềm báo tai họa sắp xảy ra.

Tướng Nicias ngay lập tức nghe theo lời khuyên của các tư tế. Rõ ràng đó là một quyết định tồi tệ. Thứ nhất, người Syracuse dưới ánh trăng đã nhận ra việc rút lui của quân Athen. Thứ hai, quân đội Athens còn kẹt cứng tại bến cảng ở trạng thái phòng bị sơ sài.

Thêm một tai hại thứ 3 khi người Syracuse với dấu hiệu mặt trăng máu đã cho rằng đây là điềm xấu dành cho quân thù và càng được khích lệ hơn. Họ tổ chức cuộc tấn công qui mô lớn với số lượng 72 tàu chiến.

Phối hợp với bộ binh Sparta, quân đội Syracuse đã đẩy hầu hết các tàu chiến Athen xuống bãi biển. Binh sĩ dưới quyền Nicias bỏ mạng vô số bởi chết đuối và bị quân địch giết hại. Một lực lượng phía ngoài tìm cách giải cứu đội quân mắc kẹt tại bến cảng nhưng chính họ rồi cũng bị bao vây bởi lực lượng liên minh Syracuse-Spartan.

Sau vài ngày tuyệt vọng, những người Athen bỏ ngoài tai lời khuyên của chủ tướng và các tư tế. Họ lao ra ngoài phá vòng vây nhưng thất bại thảm hại. Hơn 10000 binh sĩ ngã xuống trong khi tướng Nicias bị bắt sống và chịu hành quyết ngay tại bờ sông.

Khoảng 7000 tù binh Athen sống sót sau vụ phá vây nhưng chết dần chết mòn trong vài tuần sau đó. Đa phần họ đều đã nhiễm bệnh trong thời gian đóng quân trong đầm lầy và không chịu nổi khi bị bắt khổ sai trong các mỏ đá tại Syracuse.

Chỉ một số ít trốn thoát để mang câu chuyện về Athen, nơi họ kể lại hiện tượng Mặt Trăng bỗng biến thành màu máu, dẫn đến cái chết của hàng nghìn binh sĩ.

Với kiến thức của thế giới ngày nay, Nguyệt thực toàn phần đã trở thành một hiện tượng nằm trong sự hiểu biết của con người. Tuy vậy ở thời xa xưa, hiện tượng này đã gián tiếp gây ra nhiều hậu quả khủng khiếp xuất phát từ sự sợ hãi của con người đối với nó.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

GD&TĐ - Độc giả tò mò muốn biết thời xưa, vua chúa nước Việt ăn, chơi Tết thế nào có thể tìm hiểu trong cuốn “Tết chốn vàng son” của tác giả Lê Tiên Long.