Hết hồn trước hội chứng lạ khiến con người bỗng nhiên… mọc sừng y như tê giác

GD&TĐ - Thậm chí hội chứng mọc sừng còn trở nên đáng sợ hơn khi chúng xuất hiện phổ biến ở người hơn là động vật.

Hết hồn trước hội chứng lạ khiến con người bỗng nhiên… mọc sừng y như tê giác

Trong các câu chuyện thần thoại, sinh vật một sừng luôn được nhắc tới như một lẽ dĩ nhiên dù chưa có điều gì chứng minh được về sự tồn tại thực sự của chúng. Tuy nhiên, khoa học đã tìm ra giả thuyết phù hợp nhất với hiện tượng mọc sừng mà người xưa từng miêu tả. Thực chất, đây là một loại khối u hay còn được gọi là sừng da.

Loại sừng này được phát triển từ đầu hoặc tai của động vật có vú, những loài khi sinh ra vốn không có sừng. Thậm chí hội chứng mọc sừng da còn trở nên đáng sợ hơn khi chúng xuất hiện phổ biến ở người hơn là động vật.

 Một cụ bà ở Trung Quốc mắc hội chứng mọc sừng da

Một cụ bà ở Trung Quốc mắc hội chứng mọc sừng da

Theo nghiên cứu y học, sừng da là một dạng khối u da. Chúng xuất hiện khi cơ thể có một lượng keratin dư thừa và nhô ra khỏi bề mặt da. Tuy nhiên, không giống hầu hết các khối u khác, sừng da lại có hình dáng độc đáo như tên gọi của chúng.

Thông thường, sừng da có kích thước khá nhỏ. Một chiếc sừng dài nhất cũng chỉ rơi vào khoảng vài cm. Tuy nhiên đã xuất hiện rất nhiều trường hợp ghi nhận về những chiếc sừng với độ dài ấn tượng.

 Cụ bà Liang Xiuzhen ở Trung Quốc cũng sở hữu chiếc sừng khổng lồ. Trước đây, nó vốn chỉ là một nốt ruồi nhỏ.

Cụ bà Liang Xiuzhen ở Trung Quốc cũng sở hữu chiếc sừng khổng lồ. Trước đây, nó vốn chỉ là một nốt ruồi nhỏ.

 Trường hợp chiếc sừng da đầu tiên và dài nhất được phát hiện là của goá phụ có tên Madame Dimanche

Trường hợp chiếc sừng da đầu tiên và dài nhất được phát hiện là của goá phụ có tên Madame Dimanche

Dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ song sừng da vẫn là nỗi ám ảnh đối với nhiều người vì độ “khó coi” của nó. Đã rất nhiều người thắc mắc về nguyên nhân dẫn tới hội chứng mọc sừng da và đây là câu trả lời từ các nhà khoa học.

Sừng da thường phát triển trên các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều nhất như mặt, tai, lưng và bàn tay.

Theo các nhà nghiên cứu, có thể bức xạ đã kích thích các điều kiện phù hợp để sừng da mọc lên. Trước đó, một dòng virut mang tên papillomavirus cũng đã gây ra hiện tượng mọc sừng kỳ lạ ở loài thỏ.

 Một trường hợp mọc sừng khác.

Một trường hợp mọc sừng khác.

Trong một vài trường hợp, sừng da có thể là dấu hiệu báo động các tình trạng ở da, chẳng hạn như ung thư biểu mô tế bào. Tuy nhiên hầu hết chúng đều không nguy hiểm ngoại trừ vấn đề… khó coi.

Ngày nay với y học tiến bộ, sừng da đã không còn là nỗi ám ảnh của mọi người mà hoàn toàn có thể loại bỏ qua một cuộc tiểu phẫu.

Theo Yan.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...