Hệ thống chống hạm robot đầu tiên trên thế giới chính thức trực chiến

GD&TĐ - NMESIS là hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng phương tiện chiến đấu tự hành đầu tiên trên thế giới.

Hệ thống chống hạm robot đầu tiên trên thế giới chính thức trực chiến

Trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn 3 của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã nhận được hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển không người lái trên đất liền dạng robot hóa (NMESIS) đầu tiên.

Buổi lễ diễn ra ngày 27 tháng 11 với sự có mặt của đại diện Quân đội Mỹ và phái đoàn các nước đối tác. Trung đoàn 3 của Thủy quân lục chiến Mỹ là đơn vị đặc biệt chuyên thực hiện các hoạt động tác chiến chống đổ bộ, đơn vị được triển khai trên đảo Oahu thuộc Quần đảo Hawaii.

Tổ hợp NMESIS được đặt trên khung gầm ROGUE (Đơn vị mặt đất điều khiển từ xa dành cho quân viễn chinh), đây là phiên bản không người lái của xe địa hình JLTV và trang bị 2 ống phóng chống hạm NSM (Tên lửa tấn công hải quân).

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ có kế hoạch sử dụng NMESIS trong các tiểu tên lửa kết hợp, lực lượng này cũng sẽ được trang bị hệ thống pháo phản lực dẫn đường M142 HIMARS.

pusky-pkr-nsm-z-nazemnoyi-bezpilotnoyi-puskovoyi-ustanovky-nmesis-1536x1025.jpg
Tên lửa chống hạm NSM khai hỏa từ bệ phóng không người lái trên mặt đất NMESIS.

Tên lửa tấn công hải quân ( NSM ) là vũ khí chống hạm rất tiên tiến được phát triển bởi Công ty Kongsberg Defense & Aerospace của Na Uy.

NSM có tốc độ cận âm với khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất và mặt nước. Tên lửa dài 4 m, nặng hơn 400 kg, được trang bị đầu đạn nổ mạnh xuyên thấu nặng 120 kg.

Việc điều khiển tên lửa trong giai đoạn hành trình của chuyến bay được thực hiện bằng hệ thống quán tính có hiệu chỉnh, thông qua tham chiếu tín hiệu định vị vệ tinh GPS.

Ở chặng cuối của chuyến bay, tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống nhận dạng mục tiêu với đầu dẫn hồng ngoại, có cơ sở dữ liệu riêng về các loại tín hiệu nhiệt. Nhờ đó, đạn có thể nhận ra những đối tượng khác nhau và chọn mục tiêu phù hợp.

Tên lửa NSM được trang bị động cơ phản lực hành trình TRI-40 và bộ khởi tốc sử dụng nhiên liệu rắn. Tầm phóng tối đa là khoảng 250 km.

1000w-q95-4-e1690355955815.jpg
Bệ phóng tự hành mang tên lửa Tomahawk thứ 11 của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

Vào tháng 7 năm 2023, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ lần đầu tiên công khai tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk phiên bản triển khai từ nền tảng mang phóng không người lái trên mặt đất.

Phương tiện mang tên lửa được tạo ra trên cơ sở khung gầm ROGUE của tổ hợp NMESIS, nó được đặt tên là Hệ thống phóng hỏa lực tầm xa.

Thủy quân lục Mỹ chiến đã tích cực phát triển các bệ phóng trên mặt đất cho tên lửa Tomahawk kể từ năm 2020. Ngoài ra Hải quân cũng như Lục quân Hoa Kỳ đều tham gia vào việc phát triển hệ thống như vậy.

Tên lửa hành trình chống hạm NSM trong một cuộc diễn tập.
Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ