Hãy để con luôn có một điểm mạnh về bản thân

Nắm bắt điểm mạnh của bản thân là một phần quan trọng trong kỹ năng tự nhận thức bản thân của trẻ, đây chính là nền tảng tạo ra sự tự tin, quyết đoán của mỗi cá nhân. 

Hãy để con luôn có một điểm mạnh về bản thân

Nhận thức rằng con là một, là riêng, là duy nhất

Cha mẹ nên giúp con hiểu và tự tin từ chính điều đơn giản nhất như tin tưởng vào bản thân mình. Mỗi con người đều có những tài năng và những khiếm khuyết nào đó. Con hãy chấp nhận và nhìn vào điểm mạnh của mình.

Mẹ có thể kể con nghe Theodore Roosevelt bị liệt hai chân mà còn có thể làm tổng thống, vì ông biết điểm mạnh của mình là giao tiếp và lãnh đạo; mẹ lại kể con nghe Susan Boyle dù không có ngoại hình đẹp nhưng đã dám tham dự cuộc thi “Britain Got Talent” và đã thành công, vì cô biết thế mạnh của mình là giọng hát, không phải ngoại hình.

Cha mẹ hãy khơi gợi ở con sự tìm tòi, khám phá bản thân để tạo nên cái tôi riêng biệt. Chắc chắn khi nhận thức được điều này, con sẽ tự tin thể hiện mình và dũng cảm đối đầu với những thử thách mới.

Trong mỗi con người đều ẩn giấu những năng lực nhất định

Giống như việc giúp con nhận ra mình là duy nhất, cha mẹ cần giúp con nhận ra mình cũng có những năng lực đáng được ghi nhận. Hiện nay, nhiều cha mẹ khá cứng nhắc khi cho rằng: trẻ em khi đến trường chỉ có hai dạng học sinh giỏi: giỏi tư duy logic (thường là các môn tự nhiên) và giỏi ngôn ngữ (thường là môn văn).

Ngoài hai tiêu chí ấy, những bạn còn lại thuộc nhóm “không giỏi gì”. Theo thói quen đó, cả phụ huynh và học sinh bắt đầu nghi ngờ vào năng lực bản thân và không hiểu đâu là điểm mạnh của mình.

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến phụ huynh thất vọng về con, còn trẻ thấy xấu hổ, tự ti về bản thân mình. Người lớn (trong đó có cả phụ huynh và giáo viên) cần giúp trẻ hiểu rằng con người không chỉ thành công khi có trí thông minh logic hay ngôn ngữ mà còn rất thành công vì sở hữu những loại trí thông minh khác.

Ở đây, chúng ta có thể kể đến các loại hình trí thông minh như: Trí thông minh hình ảnh, không gian; trí thông minh vận động; trí thông minh hướng ngoại; trí thông minh tự nhiên, thiên nhiên; trí thông minh âm nhạc; trí thông minh hướng nội;…

Trẻ cần hiểu được mình sở hữu loại trí thông minh nào để phát huy và tỏa sáng. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ từ gia đình và thầy cô.

Hãy để mỗi trải nghiệm là một niềm vui

Trẻ từ 3 tuổi bắt đầu bộc lộ những sở thích và năng khiếu của mình. Tuy nhiên, cũng có trường hợp có trẻ không bộc lộ năng khiếu gì. Tuy nhiên, chính cha mẹ cũng cần hiểu rõ sở thích và năng khiếu là hai khái niệm khác nhau.

Sở thích thường nói về tính cách, bộc lộ ra bên ngoài như ăn món gì và chơi cái gì. Một trẻ có thể 3, 4 tuổi thích vẽ những 8,9 tuổi lại thích ca hát. Năng khiếu cần kèm theo một vài kỹ năng nổi trội cùng niềm yêu thích đặc biệt, lâu dài.

Điều đáng quan tâm là các phụ huynh hiện nay khi thấy con yêu thích một hoạt động nào đó thường cho rằng con có năng khiếu về lĩnh vực đó và đầu tư cho con đi học, tham gia vào những cuộc thi.

Điều này đôi khi là động lực, nhưng đôi khi lại tạo áp lực cho con. Bởi lẽ, đó chỉ là sở thích nhất thời, hoàn toàn không phải năng khiếu của con. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến con sợ sệt, mất tự tin và lâu dần, không dám thể hiện sở thích nữa.

Do vậy, bố mẹ trước tiên chỉ nên để con trải nghiệm những sở thích một cách tự nhiên. Sau khi đã có quan sát tốt về năng khiếu của con, bố mẹ nên động viên con tiếp tục rèn luyện. Từ đó, trẻ sẽ thấy tự tin hơn vào năng lực bản thân.

Đối với những trẻ không bộc lộ năng khiếu, cha mẹ có thể cho trẻ tham gia các khóa học kỹ năng để rèn luyện những kỹ năng xã hội quan trọng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề. Đây đều là những kỹ năng cần thiết để trẻ có thể bắt nhịp được với xã hội ngày nay.

Lòng tự tin và sự dũng cảm giống như đôi cánh của một con chim, đưa con người bay cao, bay xa trong cuộc sống. Đối với trẻ, tự tin chính là chiếc áo giáp vững chắc bảo vệ trẻ trước những thử thách của cuộc sống, tạo nên phong cách, tinh thần và sự thành công của trẻ.

Muốn vậy, trẻ phải nắm bắt điểm mạnh bản thân và vận dụng nó. Và hơn ai hết, cha mẹ chính là người đầu tiên giúp trẻ nhận ra Trẻ là ai? Trẻ có thể làm được gì?

Theo Khám phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.