Hãy cùng trò chuyện để phòng chống trầm cảm

GD&TĐ - Đây là chủ đề của chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe thế giới (7/4) do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) tổ chức tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sáng ngày 7/4.

Hãy cùng trò chuyện để phòng chống trầm cảm

Theo con số được đưa ra tại hội thảo do Viện Sức khỏe tâm thần (SKTT), BV Bạch Mai tổ chức mới đây cho thấy, tại Việt Nam có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%, mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000 - 40.000 người...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Trầm cảm thường xảy ra ở những người bị căng thẳng, bị sang chấn tâm lý trong cuộc sống, học tập, trong quan hệ gia đình, xã hội hoặc sau khi mắc bệnh khác. Trầm cảm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng học tập, lao động của người bệnh, dễ dẫn đến những hành động khó kiểm soát, thậm chí người bệnh có thể là tự tử.

Phát biểu tại chương trình, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Trầm cảm hiện đang là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn cầu cũng như Việt Nam. Trong thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung ở nước ta đã từng bước được quan tâm.

Tuy nhiên hoạt động phòng, chống trầm cảm nói riêng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Các chương trình can thiệp mới chỉ triển khai thí điểm tại một số địa phương trên quy mô nhỏ. Do đó hiện nay, hầu hết những người bị trầm cảm trong cộng đồng vẫn chưa được phát hiện, quản lý điều trị và chăm sóc đầy đủ. Đa số người dân còn chưa có hiểu biết đúng về bệnh này dẫn đến kỳ thị, phân biệt đối xử với người trầm cảm.

Bộ Y tế coi trầm cảm là một vấn đề ưu tiên trong chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần. Để dự phòng và kiểm soát trầm cảm hiệu quả, ngành y tế cần đẩy mạnh thông tin, giáo dục, truyền thông để người dân nhận thức đúng về bệnh; cách nhận biết, phát hiện sớm để đi khám, tư vấn và điều trị kịp thời; biết cách hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường hòa nhập và không kỳ thị, phân biệt đối xử với người có rối loạn về thần kinh. Học sinh và thanh thiếu niên là nhóm có nguy cơ cao bị rối loạn trầm cảm vì vậy nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho các em.

Sát cánh cùng Bộ Y tế trọng sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định: Trong thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, có quy định, hướng dẫn cụ thể để giúp các em học sinh thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất, trang bị kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.

Thứ trưởng cũng yêu cầu các nhà trường sáng tạo, tìm ra nhiều cách thức tốt để quản lý, phát hiện sớm những trường hợp nguy cơ để tư vấn, giúp đỡ kịp thời và phối hợp với cơ sở y tế và gia đình để chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Hưởng ứng Ngày Sức khỏe thế giới (7/4), các học sinh Trường THCS Đoàn Thị Điểm đã biểu diễn đồng diễn, thể dục xếp hình; đánh giá sức khỏe học sinh...

Hãy cùng trò chuyện để phòng chống trầm cảm ảnh 1Hãy cùng trò chuyện để phòng chống trầm cảm ảnh 2Hãy cùng trò chuyện để phòng chống trầm cảm ảnh 3

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.