Hắt xì sổ mũi liên tục
Hiểu rõ về hắt xì (hắt hơi)
Hắt xì là cơ chế bảo vệ của cơ thể khỏi sự tấn công, xâm nhập của vi khuẩn, virus, bụi bẩn và các dị vật khác... Khi một số dị nguyên xung quanh tấn công vào cơ thể qua mũi, phát hiện thấy vật thể lạ, màng nhầy ở mũi phát ra tín hiệu và hắt hơi để đưa vật thể này ra ngoài. Hện tượng này chỉ kéo dài một vài giây, là phản ứng bản năng xảy ra khá bất ngờ.
Nhiều người cho rằng hắt hơi là hiện tượng bình thường, nhưng nếu hắt xì liên tục kèm theo các triệu chứng khác, rất có thể nguyên nhân là do các bệnh lý đường hô hấp gây ra.
Sổ mũi (chảy mũi, chảy nước mũi)
Cấu trúc hốc mũi được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt niêm mạc lại được bao phủ một lớp thảm nhầy có chức năng giữ được bụi bẩn và các loại vi khuẩn gây hại. Khi lớp mô trong hốc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, dị vật... sẽ làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô hoạt động mạnh hơn khiến cho dịch tiết nhiều hơn bình thường, tạo nên hiện tượng chảy nước mũi.
Hắt xì sổ mũi liên tục gây nhiều phiền toái
Nguyên nhân hắt hơi sổ mũi liên tục
Tình trạng hắt hơi sổ mũi liên tục thường liên quan tới các bệnh đường hô hấp.
Cảm lạnh
Cảm lạnh do virus gây ra, là căn bệnh phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhất là trong mùa Đông, thời điểm giao mùa.
Thông thường, cảm lạnh sẽ biến mất trong vòng 7-10 ngày và ít gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, cảm lạnh vẫn có thể gây ra biến chứng viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa…
Cảm cúm
Cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh do có nhiều triệu chứng tương đồng. Tuy nhiên, các triệu chứng cảm cúm thường trầm trọng hơn kèm sốt cao, đau mỏi người, nhức đầu, chảy nước mũi trong rồi chuyển vàng đặc hoặc xanh.
Viêm mũi dị ứng
Có rất nhiều yếu tố kích hoạt tình trạng viêm mũi dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông vật nuôi, hóa chất, hương liệu...
Viêm mũi dị ứng có triệu chứng điển hình là hắt xì hơi sổ mũi liên tục, kèm ngứa mũi, tai và mắt, khoang mũi trở nên sưng đỏ, phù nề,…
Viêm xoang
Viêm xoang thường là do nhiễm trùng thứ phát khi mắc phải các bệnh đường hô hấp nhưng không được điều trị đúng cách và triệt để. Viêm xoang khiến niêm mạc mũi phù nề, chảy nước mũi, ngạt mũi.
Viêm xoang cấp tính không được điều trị dễ tiến triển thành viêm xoang mạn tính, tái phát nhiều lần, nhiều đợt gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
Viêm xoang là nguyên nhân gây hắt xì sổ mũi liên tục.
Bị hắt hơi sổ mũi liên tục có nên tiêm vắc xin Covid-19?
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế (ngày 10/8/2021) về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin Covid-19 thì có 3 đối tượng nên trì hoãn tiêm chủng, gồm:
- Người có tiền sử rõ ràng mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng
- Người đang mắc bệnh cấp tính
- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
5 nhóm cần khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng trước khi tiêm:
- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác
- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính
- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi
- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu
- Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần
- Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Nhiệt độ dưới 35,5 độ C hoặc trên 37,5 độ C, mạch < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; nhịp thở trên 25 lần/phút; huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế).
Như vậy, nếu thỉnh thoảng bị hắt hơi sổ mũi và không nằm trong những nhóm đối tượng này thì hoàn toàn có thể tiêm vaccine Covid-19. Nếu đang bị hắt hơi sổ mũi kèm theo các triệu chứng khác như ngạt mũi, sốt, đau mỏi người thì nên trì hoãn tiêm vaccine Covid-19.
Thay vào đó, nếu có các dấu hiệu bất thường khác kèm theo như ho, ngứa họng, khó thở, đau ngực, người bệnh nên thông báo cho cơ quan y tế gần nhất để được xét nghiệm Covid-19. Nếu các dấu hiệu hắt hơi sổ mũi đơn thuần là do cảm lạnh, cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang tái phát thì nên tìm cách tự điều trị, giảm nhẹ triệu chứng.
Hạn chế tiếp xúc với nguyên nhân
Nếu là do viêm mũi dị ứng thì nên hạn chế mở cửa sổ trong mùa có nhiều phấn hoa. Bên cạnh đó, nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên, hút bụi, thay ga giường, thay rèm cửa, tránh để bụi bẩn.
Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp đào thải dịch nhầy trong hốc mũi, đào thải cả vi khuẩn, virut, bụi bẩn và các dị vật khác. Nhờ vậy, sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Lưu ý là chỉ nên dùng nước muối sinh lý, cẩn trọng khi tự pha chế nước muối bởi nếu dùng nước không sạch hoặc pha sai tỷ lệ đều ảnh hưởng đến niêm mạc mũi xoang.
Có thể dùng dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng, tiêu biểu như dung dịch vệ sinh mũi Zenko để xịt sạch, giúp thông mũi.
Xịt mũi giúp xịt sạch, thông mũi.
Tắm nước ấm, xông hơi mũi
Nếu mũi bị nghẹt, khó xịt mũi và rửa mũi thì có thể xông hơi, tắm nước ấm để làm loãng dịch nhầy trong mũi. Dịch nhầy loãng ra sẽ chảy ra ngoài dễ dàng hơn.
Uống trà chanh mật ong ấm
Chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, mật ong giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giúp hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm tốt hơn. Ngoài ra, uống trà ấm cũng giúp xoa dịu họng, giảm đau họng, đồng thời cung cấp nước cho cơ thể.
Dùng thuốc Xoang Đông y
Viêm Xoang rất dễ tái phát nếu không được điều trị. Do vậy, nếu hắt hơi sổ mũi là do viêm xoang, ngoài các biện pháp trên, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc Xoang Đông y để tiêu viêm, thông mũi, tăng cường sức khỏe cho niêm mạc mũi xoang. Nhờ đó, niêm mạc mũi xoang sẽ đủ sức chống đỡ lại các tác động bên ngoài, ngăn ngừa và hạn chế viêm xoang tái phát.
Tác dụng: Tiêu viêm, thông mũi
Chỉ định: Hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT