Để giải đáp được thắc mắc “Trẻ bị sổ mũi có nên tắm không”, trước hết cần biết được nguyên nhân nào khiến trẻ bị sổ mũi.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũiSổ mũi (chảy nước mũi) là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh đường hô hấp. Xác định được nguyên nhân sẽ giúp tìm ra cách điều trị hiệu quả.
Dị ứngNghiên cứu cho thấy khoảng một nửa số trẻ em trong độ tuổi từ 6-19 bị mẫn cảm với ít nhất một chất gây dị ứng phổ biến, trong đó viêm mũi dị ứng là triệu chứng dị ứng phổ biến nhất.
Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động để chống lại thứ mà nó coi là kẻ xâm nhập, người bị dị ứng có thể gặp các triệu chứng dị ứng như sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa mũi, ngứa mắt. Khi tình trạng dị ứng kéo dài hoặc trầm trọng hơn, trẻ cũng có thể bị đau họng, đau đầu và ho.
Dị ứng có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến trẻ cảm thấy cáu kỉnh và không thể tập trung vào ngày hôm sau.
Dị ứng là nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi thường xuyên.
Người bị viêm mũi dị ứng có phản ứng dị ứng khi hít phải chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, bụi và nấm mốc. Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân phổ biến gây chảy nước mũi trong suốt, ngứa mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt...
Vẹo vách ngăn mũiVẹo vách ngăn xảy ra khi xương và sụn (vách ngăn) ngăn cách khoang mũi bị lệch sang một bên, khiến một bên mũi bị hẹp hơn bên còn lại. Một số người bẩm sinh đã bị lệch vách ngăn, những người khác phát triển tình trạng này do ngã hoặc chấn thương.
Nếu vẹo vách ngăn mũi gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, thì có thể cần phải phẫu thuật tạo hình vách ngăn để định hình lại hoặc sửa chữa vách ngăn.
Viêm đường hô hấp do virutViêm đường hô hấp do virut thường gây sổ mũi, nghẹt mũi, ho và ngứa cổ họng. Viêm đường hô hấp do virut bao gồm chủ yếu là cảm lạnh và cúm, trong đó cảm lạnh phổ biến hơn cả.
Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo trung bình bị cảm lạnh từ 6 - 8 lần mỗi năm. Có hơn 200 loại virut có thể gây bệnh cảm lạnh. Chảy nước mũi là triệu chứng phổ biến nhất của cảm lạnh.
Ngoài ra, cảm lạnh còn gây ra các triệu chứng như:
- Nghẹt mũi
- Hắt hơi
- Sốt nhẹ
- Ho
- Đau họng
- Khó nuốt
Vì có nhiều triệu chứng tương tự như dị ứng nên thường rất khó để nhận biết là trẻ đang bị cảm lạnh hay dị ứng. Nếu các triệu chứng của trẻ đỡ hơn sau 1 tuần đến 10 ngày, rất có thể đó là bệnh cảm cúm. Nếu các triệu chứng dường như xuất hiện sau khi tiếp xúc với một số chất hoặc xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định trong năm, thì có lẽ nguyên nhân là do dị ứng.
Trẻ bị sổ mũi có thể do cảm lạnh, cúm.
Xoang là các khoang rỗng nằm xung quanh mắt, mũi và trán. Nếu một người bị cảm lạnh hoặc dị ứng, các xoang có thể bị viêm, tiết ra nhiều dịch nhầy hơn bình thường. Nếu dịch nhầy đó không thể thoát ra ngoài một cách hiệu quả, các xoang sẽ bị bít tắc, viêm nhiễm.
Vi trùng bị mắc kẹt trong xoang có thể dẫn đến viêm xoang. Các triệu chứng viêm xoang gồm sốt, chảy nước mũi xanh và đau đầu.
Trẻ bị sổ mũi có tên tắm không?Khi thấy trẻ bị sổ mũi kèm theo sốt, ho, nhiều ông bà, cha mẹ không cho trẻ tắm, ngược lại còn giữ trẻ trong phòng kín gió. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương lại cho rằng trẻ bị ho hay sổ mũi vẫn nên tắm rửa bình thường. Bởi việc tắm rửa giúp loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, giúp cơ thể bé sạch sẽ, khô thoáng và tránh mắc phải các bệnh về da liễu. Nhất là khi ho, sổ mũi thường đi kèm với sốt và rất dễ đổ mồ hôi.
Câu hỏi “Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm?” mà nhiều phụ huynh thắc mắc đã được giải đáp, nhưng phụ huynh cũng cần lưu ý khi tắm cho trẻ, tránh bị nhiễm lạnh, khiến tình trạng sổ mũi thêm nặng.
Một số lưu ý khi tắm cho trẻ nhỏ:- Không nên tắm khuya
- Không nên tắm nước lạnh, nước tắm cần đủ ấm
- Không nên tắm quá lâu, thời gian tắm khoảng 5-7 phút
- Phòng tắm cần đóng kín cửa, tránh gió lùa
- Sau khi tắm xong cần lau khô người cho trẻ rồi mặc quần áo ngay
- Khi bé tắm xong không nên cho ra ngoài phòng điều hòa lạnh hoặc có nhiều gió, hay nắng nóng, tránh bị sốc nhiệt.
Trẻ bị sổ mũi vẫn nên tắm nhưng cần tắm nhanh.
Hướng dẫn cách giảm sổ mũi cho trẻ nhanh chóng
Để chấm dứt tình trạng sổ mũi, hãy chọn phương pháp điều trị nhắm vào nguyên nhân cơ bản, cho dù đó là dị ứng hay nhiễm trùng.
Các phương pháp điều trị nhắm vào các triệu chứng cụ thể về mũi cũng có thể giúp giảm bớt tình trạng sổ mũi.
Thuốc kháng histamine
Nếu chảy nước mũi là do dị ứng thì dùng thuốc kháng histamine sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng này. Những loại thuốc này ngăn chặn histamine - chất mà cơ thể tiết ra trong phản ứng dị ứng.
Thuốc thông mũi
Thuốc thông mũi giúp giảm sổ mũi và nghẹt mũi cho trẻ lớn, không nên dùng với trẻ sơ sinh.
Hai loại thuốc thông mũi không kê đơn có thể dùng cho trẻ em là Sudafed (pseudoephedrine) và Mucinex Stuffy Nose & Cold (guaifenesin và phenylephrine).
Thuốc xịt mũi Corticosteroid
Thuốc xịt mũi corticosteroid làm giảm viêm và các triệu chứng của dị ứng và viêm mũi không do dị ứng.
Xịt mũi, rửa mũi
Xịt mũi hay rửa mũi giúp làm sạch dịch nhầy trong xoang mũi, giảm nghẹt mũi, làm ẩm niêm mạc mũi. Khi rửa mũi, nên tránh dùng xilanh vì áp lực bơm của xilanh quá mạnh có thể gây đau mũi, tăng nguy cơ viêm tai giữa. Có thể dùng dung cụ rửa mũi chuyên dụng như bình Neti Pot.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng như Zenko.
Dung dịch xịt mũi Zenko có chứa nước muối biển và các nguyên tố vi lượng với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc, giúp hỗ trợ làm sạch mũi, hỗ trợ sát khuẩn mũi, giảm tình trạng dị ứng và viêm mũi, hỗ trợ điều trị cảm lạnh và các bệnh đường hô hấp khác…
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO
• Giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, giúp sát khuẩn, giúp kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.
• Giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
• Giúp làm săn se niêm mạc, giúp mũi thông thoáng hơn.
• Giúp làm ẩm mũi, giảm cảm giác khô rát mũi, họng khi không khí khô lạnh.
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất.