Hành trình mới của tàu vũ trụ Hayabusa2

GD&TĐ - Tàu vũ trụ Hayabusa2 của Nhật Bản đã chuẩn bị cho hành trình tiếp theo tới tiểu hành tinh 2001 CC21.

Hayabusa sẽ tiếp tục tới tiểu hành tinh 2001 CC21 vào năm 2026.
Hayabusa sẽ tiếp tục tới tiểu hành tinh 2001 CC21 vào năm 2026.

Trước đó, ngày 5/12/2020, tàu thăm dò đã thành công mang các mẫu vật của tiểu hành tinh Ryugu về Trái đất. Giờ đây, chỉ một tháng sau, Hayabusa2 chính thức tiếp tục sứ mệnh tới một tiểu hành tinh khác.

Điểm đến trong sứ mệnh mở rộng đầu tiên của Hayabusa2 là tiểu hành tinh 2001 CC21 rộng 700m. Tàu thăm dò sẽ bay với tốc độ cao và tới tiểu hành tinh này vào năm 2026, nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch.

Sau đó, Hayabusa2 tiếp tục tới tiểu hành tinh 1998 KY26 vào năm 2031. Tuy nhiên, Hayabusa2 sẽ không thu thập bất kỳ mẫu nào từ 2001 CC21 hay 1998 KY26.

1998 KY26 được cho là có đường kính khoảng 900m và chỉ rộng 30m - nhỏ hơn nhiều so với 2001 CC21 và Ryugu. Các tính chất cơ học và đặc điểm khác của những tiểu hành tinh nhỏ như vậy vẫn chưa được hiểu rõ. Thậm chí, vai trò trong các vụ va chạm của chúng với Trái đất cũng là câu hỏi chưa có lời giải. Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ lưỡng KY26 1998 được cho là sẽ mang lại những hiểu biết có giá trị.

Tháng 9 vừa qua, các thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng rằng, việc quan sát gần các thiên thể có đường kính dưới 100m đầu tiên trên thế giới sẽ cung cấp thông tin hữu ích. Không chỉ để làm sáng tỏ lịch sử của Trái đất, mà còn bảo vệ hành tinh”.

Hayabusa2 cũng sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác trong sứ mệnh mở rộng này, bao gồm quan sát các ngoại hành tinh và ánh sáng hoàng đạo. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ mới bắt đầu đánh giá và xác định đặc điểm của vật liệu Ryugu nguyên sơ nặng 5,4 gram.

Các thành viên nhóm Hayabusa2 cho biết, một cuộc điều tra đầy đủ về bụi và sỏi của Ryugu có thể tiết lộ những hiểu biết quan trọng về Hệ Mặt trời sơ khai. Và, thậm chí là vai trò của các tiểu hành tinh giàu carbon như Ryugu đối với sự sống trên Trái đất. Công việc này có sự tham gia của các nhà khoa học trên khắp thế giới và khả năng cao là sẽ cần hàng thập kỷ để hoàn thành.

Hayabusa2 từng mang một vài hạt vật chất từ ​​tiểu hành tinh đá Itokawa về Trái đất vào năm 2010. Tàu vũ trụ tiếp tục đến Ryugu vào tháng 6/2018 và nghiên cứu sâu về tiểu hành tinh này.

Hayabusa2 rời Ryugu vào tháng 11/2019, thành công đưa mẫu vật từ tiểu hành tinh về Trái đất. Chưa đầy hai tuần sau, ngày 16/12, sứ mệnh Hằng Nga 5 của Trung Quốc cũng thành công mang về Trái đất mẫu thu thập từ Mặt trăng.

Theo Space

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.