Điều này sẽ xảy ra, nếu ngành sản xuất năng lượng tiếp tục sử dụng các nguồn dầu, khí và than, thải các loại khí nóng ra môi trường. Các nhà khoa học cảnh báo về điều này trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (PNAS). Tác giả bài báo là các nhà nghiên cứu ở ĐH Copenhagen (Đan Mạch), ĐH Potsdam (Đức) và ĐH Quốc gia Australia.
Theo các nhà nghiên cứu, hành tinh chúng ta có điểm tới hạn nhiệt; vượt qua điểm tới hạn đó dẫn tới việc hiện thực hóa kịch bản thảm họa, có thể diễn ra sau vài thập kỷ nữa.
Đạt tới điểm tới hạn, không thể phục hồi đó khi nhiệt độ trung bình Trái đất tăng 2 độ C so với nhiệt độ trung bình trong thời kỳ tiền công nghiệp. Hiện tại mức chênh lệch nhiệt độ (hiện tại và thời kỳ tiền công nghiệp) là khoảng 1 độ C, tuy nhiên tốc độ gia tăng là 0,17 độ C trong 10 năm.
Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 2 độ C gây ra hiệu ứng domino. Mũ băng Greenland tan chảy khiến nhiệt độ ở Bắc Đại Tây Dương gia tăng, kéo theo băng ở Vùng Bắc cực co lại. Điều này lại ảnh hưởng đến tuần hoàn các dòng hải lưu – làm Vùng Nam cực ấm lên...
Vượt qua điểm tới hạn khiến cho các cơn bão lốc tàn phá bờ biển, các rạn san hô biến mất. Mực nước biển và đại dương có thể cao hơn mực nước hiện nay 10 – 60 m. Nước dâng làm ngập khu vực định cư của vài trăm triệu người trên thế giới. Các cuộc di cư bắt đầu diễn ra trên quy mô chưa từng có. Các vụ cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn. Tất cả diễn ra trước khi thế kỷ này kết thúc.
Trên tạp chí PNAS, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng nhiệt độ trên Trái đất có thể gia tăng đến 4 - 5 độ so với giai đoạn tiền công nghiệp (giữa thế kỷ XIX). Sự thay đổi môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của mọi người.
Các nhà khoa học kiến nghị thay đổi ngay lập tức lối sống: Sử dụng nước, điện, năng lượng nói chung, thực phẩm – nhằm tránh thảm họa. Mà thảm họa chắc chắn diễn ra, nếu như không giảm thiểu được phát thải carbon dioxide và phá rừng khu vực nhiệt đới.