Hygiea được phát hiện vào năm 1849 - tuy nhiên từ đó đến nay chưa bao giờ người ta quan sát được hành tinh lùn này thông qua kính viễn vọng.
Hiện giờ, nhờ kính viễn vọng cực lớn VLT của Tổ chức Nghiên cứu thiên văn châu Âu tại Nam bán cầu, nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Pierre Vernazza (Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn ở Marseille, Pháp) đứng đầu, đã phát hiện ra rằng Hygiea có hình cầu và có cấu tạo tương tự như hành tinh lùn Ceres (thiên thể lớn nhất trong dải tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc).
Vậy hành tinh lùn là gì? Đó là thiên thể quay xung quanh Mặt trời, có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn của chính nó làm nên hình dạng cân bằng thủy tĩnh (gần như là hình cầu). Thiên thể đó không phải là vệ tinh tự nhiên của một hành tinh.
Nhà khoa học Vernazza cho biết, nhóm nghiên cứu của ông xác định được là Hygiea có hình cầu, điều đó có nghĩa là nó đáp ứng được tất cả các điều kiện để được xem là hành tinh lùn.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng Hygiea hầu như không có hố va chạm. Họ chỉ phát hiện 2 hố va chạm sau khi quan sát 95% bề mặt Hygiea.
Hygiea được cho là hình thành trong kết quả va chạm của một thiên thể đường kính 75 - 150 km với đối tượng khác (các vi thể hành tinh).
Việc một tiểu hành tinh được công nhận là hành tinh lùn do Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU) quyết định.