Hàng trăm người dân làng La Phù thức xuyên đêm rước “Ông lợn” khổng lồ

GD&TĐ - Khoảng 21h ngày 13 tháng Giêng tại làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội), sau khi “dạo quanh” làng các “Ông lợn” lần lượt được rước vào đình dưới sự hướng dẫn của Ban tổ chức và các cụ cao niên. Đến 00h, các cụ cao niên bắt đầu làm lễ tế, thời gian kéo dài đến 1 hoặc 2h sáng ngày hôm sau.  

Sau khi làm lễ xong, các xóm sẽ rước “ông lợn” của xóm mình quay trở lại nhà rồi lần lượt chia thịt cho nhau như để phát lộc.
Sau khi làm lễ xong, các xóm sẽ rước “ông lợn” của xóm mình quay trở lại nhà rồi lần lượt chia thịt cho nhau như để phát lộc.

Cứ vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, người dân làng La Phù thường tổ chức lễ rước "Ông lợn". Theo sử sách ghi lại, Hội rước lợn ở làng La Phù là để tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ Sáu.

Lễ hội là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn ông Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6, người đã có công gìn giữ bờ cõi. Trước mỗi khi lên đường đi đánh giặc, Tĩnh Quốc Tam Lang lại mổ lợn, thổi xôi khao quân.

Lễ hội rước “ông lợn” ở La Phù khá độc đáo, trong ngày này, mỗi gia đình trong xóm của xã khi tham gia rước lợn đều phải lựa chọn lợn rất kỹ, những con lợn được chọn là những con đã được nuôi dưỡng cẩn thận, được ăn uống sạch sẽ, vệ sinh, không ăn những thức ăn thừa, ôi thiu…Trọng lượng mỗi con lợn thường lên đến 200 kg.

 
 
 
Trên mắt, tai, mũi, đuôi, chân cùng nhiều phần khác trên cơ thể "ông lợn” còn được dán giấy mô phỏng rất cầu kỳ. Tuy nhiên, Ban tổ chức sẽ nghiêm cấm việc sử dụng phẩm màu để trang trí lên “Ông lợn”.
Trên mắt, tai, mũi, đuôi, chân cùng nhiều phần khác trên cơ thể "ông lợn” còn được dán giấy mô phỏng rất cầu kỳ. Tuy nhiên, Ban tổ chức sẽ nghiêm cấm việc sử dụng phẩm màu để trang trí lên “Ông lợn”. 
Trong lễ hội, nếu gia đình nào có con lợn được chọn sẽ rất hãnh diện, họ cho rằng sang năm mới may mắn sẽ đến với gia đình mình.
Trong lễ hội, nếu gia đình nào có con lợn được chọn sẽ rất hãnh diện, họ cho rằng sang năm mới may mắn sẽ đến với gia đình mình.
Đúng 18h ngày 13 tháng Giêng, những chiếc đèn lồng, đèn nháy trang trí khắp đường làng, ngõ xóm đồng loạt sáng cũng là lúc các “ông lợn” và lễ vật được người dân rước qua các ngõ, đường làng với tiếng trống rộn ràng, linh đình
  Đúng 18h ngày 13 tháng Giêng, những chiếc đèn lồng, đèn nháy trang trí khắp đường làng, ngõ xóm đồng loạt sáng cũng là lúc các “ông lợn” và lễ vật được người dân rước qua các ngõ, đường làng với tiếng trống rộn ràng, linh đình
Theo lệ, nếu xóm gần thì rước “Ông lợn” trước, còn xóm xa rước sau. Một đội rước “Ông lợn” sẽ được sắp xếp tuần tự như sau: Đi đầu là hai lá cờ đại, tiếp đó là đội nhạc kèn, múa lân.
Theo lệ, nếu xóm gần thì rước “Ông lợn” trước, còn xóm xa rước sau. Một đội rước “Ông lợn” sẽ được sắp xếp tuần tự như sau: Đi đầu là hai lá cờ đại, tiếp đó là đội nhạc kèn, múa lân. 
 
Đến khoảng 21h ngày 13 tháng Giêng, sau khi “dạo quanh” làng các “Ông lợn” lần lượt được rước vào đình dưới sự hướng dẫn của Ban tổ chức và các cụ cao niên. Đến 00h, các cụ cao niên bắt đầu làm lễ tế, thời gian kéo dài đến 1 hoặc 2h sáng ngày hôm sau.
Đến khoảng 21h ngày 13 tháng Giêng, sau khi “dạo quanh” làng các “Ông lợn” lần lượt được rước vào đình dưới sự hướng dẫn của Ban tổ chức và các cụ cao niên. Đến 00h, các cụ cao niên bắt đầu làm lễ tế, thời gian kéo dài đến 1 hoặc 2h sáng ngày hôm sau. 
Các "Ông lợn" được đưa vào đình để làm lễ.
Các "Ông lợn" được đưa vào đình để làm lễ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ