Hàng nghìn lượt khách tham quan tòa thành đá độc nhất Việt Nam dịp 2/9

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Gần 8.000 lượt khách tham quan di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), nhìn từ trên cao. (Ảnh: LT.)
Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), nhìn từ trên cao. (Ảnh: LT.)
Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ thu hút người dân, du khách và học sinh đến tham quan. (Ảnh: Triệu Hương)

Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ thu hút người dân, du khách và học sinh đến tham quan. (Ảnh: Triệu Hương)

Thành nhà Hồ cách TP Thanh Hóa khoảng 50 km, có kiến trúc đá độc đáo, khu trưng bày hiện vật hơn 600 năm tuổi. (Ảnh: Triệu Hương)

Thành nhà Hồ cách TP Thanh Hóa khoảng 50 km, có kiến trúc đá độc đáo, khu trưng bày hiện vật hơn 600 năm tuổi. (Ảnh: Triệu Hương)

Ước tính sơ bộ của Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ, dịp lễ 2/9 năm nay, có gần 8.000 lượt khách tới tham quan. (Ảnh: Triệu Hương)

Ước tính sơ bộ của Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ, dịp lễ 2/9 năm nay, có gần 8.000 lượt khách tới tham quan. (Ảnh: Triệu Hương)

Ngoài các hiện vật bằng đá, trong khu trưng bày còn có các loại ngói nung, gạch xây thành và lát nền với hoa văn độc đáo. (Ảnh: LT.)

Ngoài các hiện vật bằng đá, trong khu trưng bày còn có các loại ngói nung, gạch xây thành và lát nền với hoa văn độc đáo. (Ảnh: LT.)

Mô hình súng thần công gắn liền với tên tuổi của Hồ Nguyên Trừng (con trai Hồ Quý Ly), thể hiện cho sức mạnh của quân đội nhà Hồ lúc bấy giờ. (Ảnh: LT.)

Mô hình súng thần công gắn liền với tên tuổi của Hồ Nguyên Trừng (con trai Hồ Quý Ly), thể hiện cho sức mạnh của quân đội nhà Hồ lúc bấy giờ. (Ảnh: LT.)

Du khách được hướng dẫn viên giới thiệu về khu trưng bày hiện vật ngoài trời tại di sản Thành nhà Hồ.

Du khách được hướng dẫn viên giới thiệu về khu trưng bày hiện vật ngoài trời tại di sản Thành nhà Hồ.

Khu phục dựng, mô phỏng súng thần công ngoài trời. (Ảnh: LT.)

Khu phục dựng, mô phỏng súng thần công ngoài trời. (Ảnh: LT.)

Học sinh tham quan không gian xưa tại di sản Thành nhà Hồ. (Ảnh: Triệu Hương)

Học sinh tham quan không gian xưa tại di sản Thành nhà Hồ. (Ảnh: Triệu Hương)

Một góc cổng thành Nam, di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ. (Ảnh: Triệu Hương)

Một góc cổng thành Nam, di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ. (Ảnh: Triệu Hương)

Đền thờ nàng Bình Khương, cạnh di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, là nơi thờ tảng đá in hình đầu người và 2 bàn tay được nhiều du khách ghé thăm, chiêm bái. (Ảnh: LT.)

Đền thờ nàng Bình Khương, cạnh di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, là nơi thờ tảng đá in hình đầu người và 2 bàn tay được nhiều du khách ghé thăm, chiêm bái. (Ảnh: LT.)

Du khách quét mã QR khi tham quan tại đền thờ nàng Bình Khương. (Ảnh: Triệu Hương)

Du khách quét mã QR khi tham quan tại đền thờ nàng Bình Khương. (Ảnh: Triệu Hương)

Thành Nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc), được đánh giá là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Thành được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, còn có tên gọi khác là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (kinh thành Thăng Long, Hà Nội). Sau khi xây dựng xong, Hồ Quý Ly rời đô từ Thăng Long về Tây Đô. Trải qua hơn 600 năm, nhiều hạng mục công trình bên trong thành đã bị phá hủy. Năm 2011, Thành Nhà Hồ được Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Thành nhà Hồ đón trên 180.000 lượt khách đến tham quan, trong đó có khoảng 54.000 lượt khách là giáo viên, học sinh các nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ