Hàng loạt giải pháp phát triển nhân lực chất lượng cao

GD&TĐ - Năm học 2016 – 2017, hàng loạt giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chấy lượng cao đã được ngành Giáo dục thực hiện.

Hàng loạt giải pháp phát triển nhân lực chất lượng cao

Hoàn thiện cơ chế chính sách

Nhiều cơ chế chính sách về đào tạo, khởi nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao được xây dựng, hoànt hiện. Trong đó, Bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp;

Ban hành một số văn bản để nâng cao chất lượng giáo dục đại học như quy định về mở ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; liên kết đào tạo; đào tạo liên thông; quy chế đào tạo vừa học, vừa làm; quy chế đào tạo từ xa; quy chế đào tạo tiến sĩ; đánh giá, rút kinh nghiệm việc đào tạo nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn vừa qua;

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học đổi mới chương trình đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo, nghiên cứu xây dựng mô hình trường đại học phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục làm cơ sở để phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời, công khai thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng.

Bộ GD&ĐT cũng đã chấn chỉnh công tác đào tạo tiến sĩ và triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ trong hệ thống; tổng kết Chương trình tiên tiến và tổ chức Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học, Hội nghị các trường đại học ngoài công lập để đánh giá, rút kinh nghiệm việc đào tạo nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn vừa qua. Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo.

Từng bước điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo

Cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo từng bước điều chỉnh, đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, chương trình đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng, chương trình tiên tiến được nhiều trường đại học quan tâm phát triển.

Hiện đã có 35 chương trình tiên tiến ở 23 cơ sở đào tạo; 16 chương trình kỹ sư chất lượng cao theo tiêu chuẩn của Cộng hoà Pháp ở 4 cơ sở đào tạo và 56 chương trình chất lượng cao ở các cơ sở khác. Ngoài ra, các trường đại học còn có hơn 500 chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các trường đại học ở các nước trên thế giới.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, trong vấn đề này, Bộ GD&ĐT cũng cho biết, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước. Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo chưa được quan tâm đầu tư đúng mức... Việc dự báo nhu cầu đào tạo các ngành nghề còn nhiều hạn chế dẫn đến xảy ra một số ngành đào tạo thừa, trong khi một số ngành đào tạo xã hội có nhu cầu chưa được quan tâm để phát triển.

Việc triển khai đào tạo chất lượng cao trình độ đại học ở các trường đại học do địa phương quản lý còn chậm được triển khai. Mặc dù đã có văn bản quy định từ năm 2014, song đến nay 28 trường đại học trực thuộc UBND tỉnh chưa có trường nào triển khai. Số ít các trường có mở chương trình liên kết đào tạo quốc tế (7 chương trình liên kết đào tạo quốc tế của 4 trường đại học).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.