Hàng không đề nghị dừng toàn bộ các chuyến bay từ 10 quốc gia châu Phi

GD&TĐ - Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) vừa kiến nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ cho phép không thực hiện các chuyến bay, gồm cả chuyến bay cứu trợ từ 10 quốc gia châu Phi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn 8706/VPCP-KGVX ngày 29/11/2021 về Kiểm soát biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2 giao Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan kiểm soát người đến và đi qua các nước đã phát hiện ca bệnh nhiễm chủng mới Omicron nhập cảnh vào Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép không thực hiện các chuyến bay, bao gồm cả chuyến bay cứu trợ từ 10 quốc gia châu Phi (Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zimbabwe, Malawi, Angola và Zambia ) đến Việt Nam; cấm nhập cảnh đối với hành khách có lịch sử đi qua các quốc gia này trong vòng 30 ngày trước khi vào Việt Nam.

Cơ quan này cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải có ý kiến với Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể về kiểm soát y tế đối với hành khách đến từ một số quốc gia đã xuất hiện Omicron như Hàn Quốc, Nhật Bản; kiến nghị Bộ Y tế tăng cường công tác cách ly y tế, đảm bảo 100% hành khách quốc tế đến từ các quốc gia đã xuất hiện biến chủng Omicron phải cách ly y tế khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Có ý kiến và đề nghị Bộ Công an kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện khách đến và đi qua các nước đã phát hiện ca bệnh nhiễm chủng mới Omicron nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu hàng không để thông báo kịp thời cho Bộ Y tế, cơ quan y tế của địa phương nhằm ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan biến thể này vào nước ta.

Bên cạnh đó, Cục Hàng không cũng đưa ra thông tin về tình hình các nước trên thế giới ngăn chặn biến chủng Omicron.

Israel cho biết sẽ cấm nhập cảnh đối với tất cả khách nước ngoài, Liên minh châu Âu (EU) thúc giục 27 nước thành viên hạn chế đi lại tới các quốc gia phía Nam châu Phi. Thực tế, nhiều nước EU đã ra các quyết định tương tự.

Tại châu Á, từ ngày 3/12, tất cả khách đến Singapore bằng đường hàng không, bao gồm cư dân của nước này và người quá cảnh tại sân bay Changi, sẽ phải tuân thủ quy định xét nghiệm nghiêm ngặt; tạm hoãn triển khai chương trình “Làn đi lại dành cho người đã tiêm vắc xin với 27 quốc gia và vùng lãnh thổ”.

Ngày 1/12, Bộ Y tế Malaysia thông báo sẽ tạm thời cấm nhập cảnh đối với người đến từ các quốc gia có ca nhiễm biến thể Omicron hoặc được xem là có nguy cơ cao với biến thể này gồm Nam Phi, Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia, Zimbabwe và Malawi; Malaysia cũng dự kiến cấm nhập cảnh những khách từ các quốc gia có biến chủng Omicron như Hongkong, Anh, Australia và một số khu vực khác.

Bộ Y tế Thái Lan cũng đã đưa ra các hạn chế nhập cảnh với người đến từ Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe. Từ ngày 1/12, Thái Lan cấm hoàn toàn người nhập cảnh đến từ các quốc gia này.

Ngày 28/11, Hàn Quốc đã áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với 8 quốc gia châu Phi, bao gồm: Nam Phi, Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Eswatini, Mozambique và Malawi. Người đã tiêm vắc xin từ các quốc gia khác phải nộp bản cứng kết quả xét nghiệm PCR khi đến, sau đó làm xét nghiệm thứ hai tại trung tâm y tế công cộng địa phương và tự cách ly tại nơi cư trú cho đến khi nhận được kết quả.

Nhật Bản, Campuchia... cũng đều đã áp dụng các biện pháp cấm nhập cảnh khách đến từ một số nước châu Phi hoặc những du khách có lịch sử đi qua các quốc gia này trong vòng 3 tuần trước khi vào Campuchia.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.