Bất chấp việc Ukraine đã nhiều lần gửi yêu cầu tới Hy Lạp về việc chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không đang phục vụ trong quân đội nước này, trên hết là S-300, Athens vẫn chưa đáp ứng lời đề nghị nào.
Thay vào đó, hồi tháng 11, báo chí biết rằng Hy Lạp sẽ cung cấp S-300, Tor và Osa cho Armenia thay vì Ukraine, và quyết định này hoàn toàn có động cơ thực dụng.
Như ấn phẩm Ekathimerini của Hy Lạp viết, nước này cuối cùng đã quyết định tăng cường sức mạnh cho Lực lượng vũ trang Ukraine bằng các tên lửa khác - đó là Sea Sparrow.
Theo nhận xét, việc chuyển giao vũ khí này sẽ không ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ của Athens và tên lửa sẽ được phân bổ trong khuôn khổ gói hỗ trợ quốc phòng rộng hơn, bao gồm đạn pháo nhiều các loại vũ khí khác.
Nhìn chung có hai sắc thái trong câu chuyện này cần được nhấn mạnh - thứ nhất, có thông tin cho rằng số lượng tên lửa Sea Sparrow mà Hy Lạp dự định phân bổ cho Ukraine chỉ là 24 đơn vị, và khả năng cao những quả đạn này lấy từ kho dự trữ của Không quân cũng như Hải quân Hy Lạp.
Thứ hai, cần lưu ý rằng những tên lửa này được coi là "không cần thiết để sử dụng trong hoạt động theo tiêu chuẩn quân sự của Hy Lạp". Tình trạng của những quả đạn trên không được ghi chú, mặc dù chúng đã hoạt động được gần 40 năm.
Hiện vẫn chưa rõ liệu việc chuyển giao 24 tên lửa sẽ là đợt đầu tiên và cuối cùng đối với Ukraine, hay liệu sau này Hy Lạp có quyết định phân bổ thêm Sea Sparrow cho Kyiv hay không.
Tuy vậy các tổ hợp FrankenSAM của Ukraine (hay đúng hơn là sự kết hợp giữa hệ thống Buk-M với đạn RIM-7 Sea Sparrow) sẽ nhận được một lượng nhỏ tên lửa bổ sung.
Cần nhắc lại, Ukraine đã nhận được hệ thống phòng không Buk-M1 đầu tiên, được điều chỉnh để phóng tên lửa RIM-7 Sea Sparrow vào năm 2023, và ngay trong năm nay, hệ thống phòng không FrankenSAM này đã lần đầu tiên bắn hạ một mục tiêu trên không, chứng minh hiệu quả trong tình huống thực chiến.