Hàn Quốc: Trường làng vắng bóng sinh viên

GD&TĐ - Trong những năm gần đây, sinh viên Hàn Quốc có xu hướng đăng ký học đại học tại các thành phố, đô thị lớn thay vì học trường công lập địa phương.

Học sinh Hàn Quốc ôn luyện cho kỳ thi đại học.
Học sinh Hàn Quốc ôn luyện cho kỳ thi đại học.

Tỷ lệ sinh giảm, điều kiện cơ sở vật chất và tài trợ chênh lệch của chính phủ là những yếu tố dẫn đến tình trạng trên.

Năm học 2020 - 2021, em Lee Ju-young, tốt nghiệp trường trung học ở thành phố Gangneung, tỉnh Gangwon, đã trúng tuyển Trường Đại học Quốc gia Kangwon, một trường đại học uy tín tại địa phương. Tuy nhiên, Ju-young đã đăng ký vào Trường ĐH Dongguk, thủ đô Seoul.

“Cùng là trường công lập, Kangwon cũng không tệ vì học phí rẻ hơn rất nhiều so với Dongguk và gần nhà tôi. Nhưng tôi quyết định học tại Seoul. Bố mẹ, bạn bè tôi cũng ủng hộ điều này”, Ju-young bày tỏ.

Quyết định của Ju-young cũng là lựa chọn phổ biến của đa số học sinh phổ thông tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực nông thôn. Nhiều trường đại học quốc gia ở khu vực này, thậm chí những ngôi trường danh tiếng, đều ghi nhận số lượng sinh viên giảm mạnh.

Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết, tại Trường Đại học Quốc gia Pusan, một trong những trường hàng đầu tỉnh Busan, hơn 4.500 thí sinh đăng ký cho năm học 2021 - 2022. Nhưng 83,7% trong số này đã rút hồ sơ để chuyển đến các trường đại học trên thủ đô.

Tương tự, tại Trường Đại học Quốc gia Kyungpook, tỉnh Daegu, 86,9% trong số hơn 4.300 thí sinh ứng tuyển đã quyết định không nhập học.

Điều này đồng thời chỉ ra lệ thí sinh rút hồ sơ tại các trường địa phương đang có xu hướng tăng. Năm 2018, con số này là 64,2%, tăng lên 79,2% vào năm 2019 và 75,3% vào năm 2020.

Theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân dẫn đến xu hướng trên do tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học trên toàn quốc ngày càng giảm. Từ những năm 2000, Hàn Quốc đã ghi nhận tỷ lệ sinh quốc gia luôn nằm ở nhóm thấp nhất thế giới. Khảo sát của Bộ Giáo dục chỉ ra tổng chỉ tiêu đầu vào đại học trên toàn quốc hiện nay cao hơn tổng số học sinh tốt nghiệp trung học là 80 nghìn.

Bên cạnh đó, các trường đại học tại đô thị, thành phố lớn như Seoul được quan tâm đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng và nguồn lực. Do đó, khi cân nhắc giữa trường ở thành phố lớn và trường địa phương, sinh viên sẽ chọn phương án một. Thậm chí điều này cũng làm gia tăng cơ hội việc làm.

Ông Kim Byung-wook, Hạ nghị sĩ Đảng Quyền lực của Nhân dân cho biết: “Nguyên nhân khiến các trường đại học quốc gia trên cả nước không đủ chỉ tiêu đầu vào do cơ sở hạ tầng, nguồn lực tập trung tại Seoul. Ngoài ra, so với các trường đại học tư thục, trường công lập ở thủ đô, chính phủ chưa hỗ trợ tài chính và đầu tư tốt cho các trường địa phương”.

Hàng năm, các trường địa phương có thể lấp đầy chỉ tiêu tuyển sinh nhờ sinh viên quốc tế nhưng tình hình này không khả quan sau đại dịch Covid-19. Tình hình khó khăn chồng chất đang tạo áp lực lớn lên tài chính và duy trì trường học địa phương.

Theo Korea Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.