Hàn Quốc đảo ngược chính sách dạy Anh ngữ

GD&TĐ - Bộ Giáo dục Hàn Quốc chính thức xét lại kế hoạch cấm dạy Anh ngữ trong các trường mẫu giáo công lập sau sự phản ứng dữ dội từ phía phụ huynh.

Hàn Quốc đảo ngược chính sách dạy Anh ngữ

Quyết định không hợp lòng phụ huynh

Trước đó, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đưa ra kế hoạch gây phản ứng dư luận: Cấm dạy tiếng Anh tại các trường mầm non và nhà trẻ. Đây là biện pháp cấm đoán dạy Anh ngữ ở lứa tuổi nhỏ tiếp sau quy định cấm dạy Anh ngữ ở lớp 1 và 2 tiểu học sẽ có hiệu lực vào tháng 3 này.

Bộ Giáo dục Hàn Quốc lí giải chính sách “xoá” các tiết học Anh ngữ trong trường mẫu giáo nhằm giảm tải cho trẻ mầm non cũng như “vô tác dụng” theo chương trình dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học.

“Có 2 lí do khiến Bộ đề ra kế hoạch này. Nhiều chuyên gia tin rằng quá trình học Anh ngữ quá áp lực và kém hiệu quả cho trẻ nhỏ” - theo Kwon Ji-young, phụ trách Cục GD mầm non, Bộ Giáo dục - “Thứ hai, Anh ngữ chỉ được dạy từ lớp 3, vì vậy học Anh ngữ từ mầm non là sự chuẩn bị quá sớm cho trường tiểu học”.

Tuy nhiên, quan điểm một bộ phận lớn phụ huynh cho rằng chính sách này chỉ làm khó đối với những gia đình thu nhập thấp bởi gia đình có khả năng tài chính sẽ cho con theo học các trung tâm Anh ngữ tư nhân.

“Trong trường hợp chính phủ cấm các lớp Anh ngữ, phụ huynh sẽ xem xét gửi con và trường tư bởi hầu hết phụ huynh tin rằng Anh ngữ là yếu tố quan trọng trong hành trang của con cái họ” - Choi Sun-hee, một giáo viên tại một trường mẫu giáo ở Seoul phân tích.

Phản ứng từ dư luận

Kế hoạch nói trên của Bộ Giáo dục còn “vênh” với quy định của Bộ Sức khoẻ và Phúc lợi, cho phép thực hiện các giờ học ngoại ngữ tại trường mầm non. Vì vậy muốn thực hiện chính sách cấm dạy Anh ngữ ở trường mầm non cần phải thay đổi chính sách chung của Chính phủ.

Có khoảng 40.000 trường mầm non tại Hàn Quốc và 70% là thành viên Hiệp hội GD mẫu giáo Hàn Quốc (KEA) - phản đối mạnh mẽ kế hoạch cấm nói trên.

Nhiều chuyên gia ngôn ngữ khẳng định việc cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ từ bé với liều lượng vài tiết/ 1 tuần chẳng thể nào ảnh hưởng tới việc nói tiếng mẹ đẻ cũng như không gây áp lực lên trẻ.

Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại quy định cấm có thể tạo hiệu ứng bùng nổ giáo dục tư nhân khi nhiều phụ huynh không có lựa chọn khác. Điều này cũng có nghĩa gánh nặng học phí sẽ thêm đè nặng lên nhiều gia đình Hàn Quốc.

Những lo lắng của phụ huynh về quyết định cấm dạy Anh ngữ ở lớp 1 và lớp 2 sắp có hiệu lực, thì chính sách cấm mở rộng xuống cả mẫu giáo, mầm non khiến nỗi lo âu tăng lên gấp bội phần.

Bộ Giáo dục Hàn Quốc hồi tháng 12/2017 chính thức xác nhận rằng từ tháng 3/2018, toàn bộ các lớp học Tiếng Anh cho lớp 1 và 2 sẽ bị cấm. Lập luận của Bộ Giáo dục là quyết định được đưa ra dựa trên thực tế các lớp học Anh ngữ có rất ít hiệu quả nâng cao kĩ năng Anh ngữ của học sinh và đi ngược lại việc cấm giáo dục sớm.

Trong khi thực tế, ai cũng nhận thấy là tiếng Anh vẫn đang giữ một vị trí quan trọng trong xã hội Hàn Quốc. Tiếng Anh vẫn là một trong những môn học được ưu tiên nhất với học sinh và phụ huynh Hàn Quốc.

Năm 2017, có 453 “trường mẫu giáo Anh ngữ”, nơi trẻ chuẩn bị vào lớp 1 học Tiếng Anh thường xuyên tại Hàn Quốc. Nhu cầu cao đối với các cơ sở này khiến trường mẫu giáo Anh ngữ tăng trưởng đạt doanh số tới 244 triệu USD.

Các trường mẫu giáo công lập cũng đưa Anh ngữ vào giảng dạy từ 1 - 2 tiết mỗi ngày, được dạy bởi cả giáo viên thuê ngoài - bên cạnh các tiết học tiêu chuẩn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.

Inter Miami được cho là chuẩn bị gia hạn hợp đồng với Messi.

Inter Miami chuẩn bị chốt tương lai Messi

GD&TĐ - Theo nhiều nguồn tin, Messi và Inter Miami đã hoàn tất các điều khoản gia hạn, với thời hạn ít nhất một năm kèm tùy chọn kéo dài thêm một mùa.