Theo các điều kiện của thỏa thuận ngũ cốc, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một trung tâm hậu cần để xuất khẩu những sản phẩm lương thực phẩm từ Ukraine ra thị trường thế giới, họ nhận được một tỷ lệ doanh thu tốt với vai trò trung gian.
Tính đến giữa tháng 5/2023, đã có hơn 950 chuyến tàu, mang hơn 30 triệu tấn ngũ cốc và lương thực từ các cảng của Ukraine đến hơn 40 quốc gia trên khắp thế giới.
Trong bối cảnh đó, Ankara quan tâm đến việc duy trì tình hình hiện tại, không giống như Nga - nước không nhận được bất kỳ lợi ích nào và có ý định không gia hạn thỏa thuận.
"Ankara và Kyiv đã xác nhận rằng thỏa thuận ngũ cốc sẽ được duy trì, bất kể khả năng Moskva rút lui. Lực lượng Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đảm bảo an ninh cho các hành lang giao thông".
"Hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ với sức mạnh vượt trội trong khu vực Biển Đen theo nhận xét đủ khả năng giữ an toàn cho mọi tàu vận tải, kể cả nếu Nga rút khỏi hiệp ước", tờ Azeri Times nhận xét.
Những tàu chở ngũ cốc đến và đi từ các cảng của Ukraine sẽ được Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ. |
Việc tờ báo của Azerbaijan đưa tin về khả năng hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hộ tống các phương tiện vận tải chở lương thực đến và đi từ các cảng của Ukraine, chính là nói về việc bảo vệ họ khỏi các tàu chiến, nếu thỏa thuận ngũ cốc bị chấm dứt.
Nếu Nga rút khỏi thỏa thuận, Hạm đội Biển Đen sẽ phải chặn sự di chuyển của các tàu vận tải đến cảng Ukraine nhận hàng. Theo kịch bản này, ít nhất có thể dẫn đến sự gia tăng căng thẳng ở vùng biển Đen.
Hiện tại theo nhận xét của nhiều chuyên gia quân sự quốc tế, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng có tiềm lực vượt trội trong khu vực, bởi vậy sự tự tin của Ankara là điều dễ hiểu, nhất là khi Nga sẽ phải tránh mở rộng xung đột bằng mọi giá.