Theo tờ Washington Post, nhà thầu có hệ thống bị xâm nhập vẫn chưa được tiết lộ mặc dù “các kế hoạch bí mật phát triển tên lửa chống tàu siêu thanh dùng cho các tàu ngầm Mỹ vào năm 2020” rất có thể đã bị lấy đi trong vụ tấn công vào tháng 1 và tháng 2 năm 2018.
Khoảng 614 gigabyte trong một chương trình có tên “Rồng biển” (Sea Dragon) cũng bị xâm nhập. “Washington Post đã đồng ý giữ lại một số chi tiết nhất định về dự án tên lửa theo yêu cầu của Hải quân vì họ cho rằng tin này lộ ra sẽ có hại cho an ninh quốc gia” – Washington Post cho biết.
Tuy chưa rõ chương trình Rồng biển bao gồm những gì, nhưng Cơ quan gồm các dự án nghiên cứu tiên tiến của Bộ Quốc phòng (DARPA) đã hoành thành việc phát triển một tàu chống tàu ngầm, không người lái và có cái tên tương tự vào đúng thời điểm được cho là xảy ra vụ tấn công của tin tặc.
Tên của con tàu không người lái do DARPA thiết kế là “Thợ săn biển” (Sea Hunter) và chủ sở hữu của con tàu này đã được chuyển từ DARPA cho Văn phòng nghiên cứu Hải quân hồi đầu tháng 2.
Hiện chưa xác định được liệu “Rồng biển” và “Thợ săn biển” có liên quan với nhau hay không.
Theo giới truyền thông, việc Hải quân Mỹ thiếu kiểm soát đối với các nhà thầu có thể gây ra những lo lắng. Hải quân Mỹ và Cục điều tra liên bang được cho là đang tiến hành xem xét vụ việc.