Đây là địa danh thứ 5 của tỉnh Vĩnh Phúc có cây cổ thụ được vinh danh Cây Di sản Việt Nam và là cây thứ 2.909 của nước ta được nhận danh hiệu cao quý này.
Trong diễn văn khai mạc, giới thiệu tóm tắt về lịch sử của địa phương, ông Lê Văn Sơn - Chủ tịch UBND xã Cao Phong - nói: Đây là vùng đất cổ bên bờ sông Lô và được người dân tới đây lập nghiệp lâu đời.
Những cột đã, bia đá, miếu nghè và những cây Gạo cổ thụ này là những chứng tích còn sót lại. Đầu làng, bến sông, người xưa đã trồng đrrt khẳng định ranh giới và che bóng mát cho những người đợi đò. Đây cũng là nơi người dân quê tổ chức tế lễ xuống đồng, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Hơn ba thế kỷ đã trôi qua,cây Gạo vẫn trường tồn xanh tốt và che chở bóng mát cho dân làng, cho những đoàn quân đi đánh giặc và cũng là nơi hen hò cho bao thế hệ trẻ.
Nhân chứng sống của cả vùng - cây Gạo nuôi dưỡng tinh thần vượt khó và các phong trào đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của Cao Phong đã trở thành Cây Di sản Việt Nam.
Tới dự Lễ hội và chia vui với bà con địa phương, có các vị lãnh đạo Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam, Giám đốc Sỏ TB-XH và Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, Huyện ủy, UBND và lãnh đạo các đơn vị chức năng huyện Sông Lô.
Về dự buổi lễ trọng thể này còn có đại diện nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn, cùng đông đảo những người con quê hương Cao Phong đang sinh sống và công tác trên nhiều lĩnh vực ở khắp mọi miền trong cả nước.