Hà Tĩnh: Tập trung đổi mới dạy học đối với bậc Tiểu học

GD&TĐ - Sáng 25/8, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2019 - 2020 triển khai công tác năm học mới 2020 – 2021 đối với bậc tiểu học.

Hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.
Hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Trong năm học mới, yêu cầu về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh theo năng lực được xem là nhiệm vụ trọng tâm. Tổ chức thực hiện nội dung dạy học theo hướng tiếp cận Chương trình GDPT 2018 như: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh tiểu học; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Khuyến khích các trường triển khai dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” và dạy học Mĩ thuật của Sở GD&ĐT đề ra nhiều năm qua. Các trường, tổ thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại các tổ chuyên môn trong trường và cụm trường…

Đối với học sinh lớp 1 khi thực hiện chương trình GDPT mới, thông qua đánh giá mức độ đạt được theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, từ đó giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực, đảm bảo công bằng cho học sinh trên lớp.

Ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kết quả giáo dục và học tập của học sinh đối với Chương trình GDPT mới để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách. Dành nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.

Đặc biệt đối với môn Ngoại ngữ, triển khai Chương trình môn tiếng Anh tự chọn lớp 1 đảm bảo các yêu cầu được quy định trong Chương trình GDPT 2018. Đồng thời để học sinh làm quen tiếng Anh lớp 2 hiện hành theo kế hoạch của địa phương. Khi thực hiện cần có những giải pháp tiếp cận Chương trình môn tiếng Anh tự chọn lớp 1 và lớp 2 trong Chương trình GDPT 2018 một cách linh hoạt, phù hợp.

Tổ chức dạy tiếng Anh 4 tiết/tuần cho học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 ở những trường đảm bảo điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Với các trường chưa đảm bảo điều kiện dạy tiếng Anh 4 tiết/tuần, có thể linh hoạt lựa chọn các nội dung của chương trình phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của địa phương. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa môn tiếng Anh là môn học bắt buộc với thời lượng 4 tiết/tuần dành cho học sinh lớp 3 từ năm học 2022 – 2023.

Khắc phục tình trạng chạy trường, chạy lớp được nhấn mạnh tại hội nghị. Tinh giản các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh, khuyến khích các cơ sở giáo dục tiểu học tham gia các mô hình giáo dục hiện đại phù hợp với thực tế của địa phương...

Để thực hiện tốt chương trình giáo dục hiện hành, GDPT 2018, khuyến khích các trường thực hiện xã hội hóa trong dạy học tiếng Anh để tăng cường thời lượng học tiếng Anh; học tiếng Anh qua môn Toán, môn Khoa học, truyện đọc tiếng Anh và các hoạt động trải nghiệm; tạo các sân chơi, giao lưu tiếng Anh; phát động phong trào giáo viên các môn học khác cùng tham gia cùng học tiếng Anh với học sinh.

Theo đó, nhiệm vụ trong năm học 2020 -2021 tăng cường cơ sở vật chất trường lớp; đảm bảo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, chuẩn hóa về trình độ đào tạo; tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục; vấn đề nề nếp, kỷ cương đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.