Hà Tĩnh: Dân “kêu trời” vì bãi biển chuyển màu đen ngòm do bãi tập kết than

GD&TĐ - Dòng nước đen ngòm, kèm theo than chảy ra từ bãi tập kết than “khổng lồ” của Công ty tập đoàn Hoành Sơn ở Hà Tĩnh khiến cho một vùng biển chuyển thành màu đen, ô nhiễm trầm trọng khiến người dân chỉ biết “kêu trời”.

Hà Tĩnh: Dân “kêu trời” vì bãi biển chuyển màu đen ngòm do bãi tập kết than
Hà Tĩnh: Dân “kêu trời” vì bãi biển chuyển màu đen ngòm do bãi tập kết than ảnh 1Hà Tĩnh: Dân “kêu trời” vì bãi biển chuyển màu đen ngòm do bãi tập kết than ảnh 2Hà Tĩnh: Dân “kêu trời” vì bãi biển chuyển màu đen ngòm do bãi tập kết than ảnh 3Hà Tĩnh: Dân “kêu trời” vì bãi biển chuyển màu đen ngòm do bãi tập kết than ảnh 4Hà Tĩnh: Dân “kêu trời” vì bãi biển chuyển màu đen ngòm do bãi tập kết than ảnh 5Hà Tĩnh: Dân “kêu trời” vì bãi biển chuyển màu đen ngòm do bãi tập kết than ảnh 6

Dân “kêu trời” vì bãi biển chuyển màu đen ngòm

Thời gian gần đây, PV nhận được phản ánh của người dân sống xung quanh khu vực hậu cảng Vũng Áng (thuộc xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) về việc nước thải từ bãi tập kết than của Công ty tập đoàn Hoành Sơn (Hà Tĩnh) chảy trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến người dân hoang mang lo lắng.

Có mặt khu vực bãi tập kết than của Công ty Hoành Sơn tại xã Kỳ Lợi để mục sở thị  chúng tôi thấy sự việc đúng như phản ánh của người dân nêu trong đơn thư. Tại đây xuất hiện một bãi tập kết than rộng trên 10.000 m2, than được chất cao “khổng lồ” như núi. Thời điểm PV có mặt, xung quanh bãi tập kết than này có nhiều đường nước đen ngòm, kéo theo than chảy thẳng ra môi trường xung quanh sau đó đổ thẳng trực tiếp ra khu vực biển xã Kỳ Lợi.

Xung quanh bãi tập kết than, công ty này còn lắp nhiều đường ống bằng ống nhựa với kích thước lớn để xả nước thải đen ngòm trực tiếp ra biển. Theo ghi nhận, tại bờ biển xung quanh khu vực bãi tập kết than, màu nước biển đã chuyển thành màu đen, gây ô nhiễm rất nghiêm trọng.

Nhiều người dân sống xung quanh khu vực bãi tập kết than luôn phải sống trong cảnh lo lắng. Họ thắc mắc, liệu dòng nước đen từ bãi tập kết than này có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân hay không?.

Ông Nguyễn Trọng Lâm (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết: “Than được Công ty Hoành Sơn vận chuyển về tập kết tại khu vực bờ biển xã Kỳ Lợi để cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng. Những đống than cao hàng chục mét, vượt quá tường rào trôi dạt ra khắp nơi nhưng không phủ bạt, mỗi khi trời nắng thì bụi nhuốm màu đen bay mù mịt , còn trời mưa nước bùn có lẫn than trôi chảy ra biển gây ô nhiễm”.

Điều khiến người dân lo ngại nhất hiện nay là lượng nước thải từ bãi than tràn ra ngoài là rất lớn, khi gặp mưa cứ thế chảy theo nguồn nước xuống khu vực hồ nước xung quanh rồi tràn ra biển. Dư luận đang đặt ra câu hỏi liệu có phải vì lý do này mà nguồn thủy hải sản ở khu vực biển tại đây đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt ?.

Bức xúc trước tình trạng nêu trên, người dân xã Kỳ Lợi đã nhiều lần tụ tập cản trở phương tiện vận tải ra vào bãi than, đồng thời kiến nghị lên cơ quan quản lý yêu cầu phải có phương án xử lý, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, sự việc sau đó vẫn tiếp tục diễn ra.

Liên quan đến vấn đề ô nhiễm từ bãi tập kết than tại xã Kỳ Lợi, một cán bộ của Ban quan quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh cho biết đã nhiều lần yêu cầu Công ty tập đoàn Hoành Sơn phải di dời toàn bộ khối lượng than gây ô nhiễm ra khỏi khu vực tập kết nhưng đến nay công ty này vẫn chưa thực hiện.

Theo số liệu thống kê, toàn bộ số lượng than tập kết tại xã Kỳ Lợi của Công ty tập đoàn Hoành Sơn được nhập khẩu về để cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng, tuy nhiên thời gian gần đây nhà máy này không tiếp nhận than của công ty này nên lượng than bị ùn ứ tại đây với số lượng rất lớn dẫn đến gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bộ công thương đã kết luận nhiều sai phạm liên quan sau thanh tra

Liên quan đến vụ việc trên, mới đây Bộ Công thương công bố kết luận Thanh tra về hàng loạt sai phạm của các đơn vị trong việc mua bán gần 800 ngàn tấn than cung cấp cho nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, không đúng Chỉ thị 21/CT-TTg, ngày 26/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than.

Các đơn vị sai phạm trong việc mua bán than liên quan đến kết luận Thanh tra này gồm: Tổng cục Năng lượng, Cục Điều tiết Điện lực, PVN, Ban QLDA, PV Power, Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh, Tập đoàn Than – Khoáng sán Việt Nam (TKV), Công ty Tập đoàn Hoành Sơn.

Kết luận thanh tra nêu rõ: Bộ Công thương, Tổng cục Năng lượng và một số đơn vị liên quan còn một số thiếu sót trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đơn vị khi triển khai thực hiện việc mua bán than; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam còn một số sai phạm, trong quá trình quản lý, điều hành và kiểm tra, giám sát việc thực hiện mua than, chỉ đạo các đơn vị ký kết Hợp đồng mua bán than số 122/VQPP-HS/04-2015/VA1 với Công ty Hoành Sơn ngày 16 tháng 4 năm 2015 không đúng với Đề án cung cấp than cho các NMNĐ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 5964/QĐ-BCT và vi phạm Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Đề án cung cấp than tại Quyết định số 5964/QĐ-BCT; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải mua sử dụng than trong nước (than cám 4b và cám 5). Tuy nhiên, đơn vị này đã chỉ đạo mua gần 800 ngàn tấn than nhập khẩu do Công ty Hoành Sơn cung cấp. Việc đàm phán, ký hợp đồng mua bán than với Công ty Hoành Sơn khi chưa xem xét kỹ về nguồn gốc than của Công ty Hoành Sơn theo Thông tư số 14/2013/TT-BCT.

Tổng số than Công ty Hoành Sơn cung cấp theo các Hợp đồng ký kết, từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 7 năm 2016, sản lượng mua thực tế là 790.931,76 tấn quy ẩm đạt 87,88% sản lượng ký kết, số tiền thanh toán gần 1.500 tỷ đồng.

Trong quá trình Thanh tra, Bộ Công thương phát hiện, Công ty Hoành Sơn chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng minh nguồn gốc than nội địa của Công ty cổ phần Thương mại Hoàng Thảo Lâm và Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Triệu Phong. Việc giao nhận than cũng không đủ sản lượng theo quy định của Hợp đồng ký kết.

Báo GD&TĐ sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Video: Biển chuyển màu đen ngòm do bãi tập kết than gây ô nhiễm:

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.