Hà Tĩnh: Chi 100 tỷ đồng “giải cứu” khẩn cấp biển sạt lở đặc biệt nghiêm trọng

GD&TĐ - Nguồn tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, Hà Tĩnh nằm trong số các địa phương được hưởng lợi từ Nghị quyết số 797/NQ-UBTVQH14 vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành về phương án phân bổ 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

Hà Tĩnh: Chi 100 tỷ đồng “giải cứu” khẩn cấp biển sạt lở đặc biệt nghiêm trọng

Theo Nghị quyết này, Hà Tĩnh được phân bổ 150 tỷ đồng để xử lý các công trình thiết yếu. Trong đó, 100 tỷ đồng xử lý sạt lở bờ biển xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh), thuộc danh mục hỗ trợ khẩn cấp sạt lở bờ biển đặc biệt nguy hiểm khu vực miền Trung.

Hà Tĩnh được Trung ương hỗ trợ 100 tỷ đồng để thi công bờ kè và các hạng mục phụ trợ, ngăn chặn tình trạng biển xâm thực một cách chóng mặt, gây bất an cho hàng trăm hộ dân ở xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh.

Những năm qua, đặc biệt là từ sau cơn bão số 10 (2017), tình trạng biển xâm thực gây sạt lở bờ biển Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) diễn ra với tốc độ chóng mặt. Theo tính toán của cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh, bình quân mỗi năm, nước biển ăn sâu vào đất liền thuộc xã Kỳ Lợi từ 5 - 7m.

Tại thôn Hải Phong đã có hơn 1.200m, thôn Hải Thanh hơn 1.000m bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng. Tại các điểm sạt lở dọc tuyến bờ biển, hàng loạt cây phi lao đã bị sóng biển quật ngã bật gốc, bờ cát bị sạt lở dựng đứng “ăn” vào sát khu dân cư.

Tình trạng xâm thực, sạt lở bờ biển với tốc độ chóng mặt, trong khi bờ biển của xã Kỳ Lợi hầu như không còn rừng phòng hộ để bảo vệ, sóng biển đánh trực tiếp vào kè đê khiến bà con nơi đây không khỏi lo lắng về sự an toàn và sinh kế của gia đình.

Trước thực trạng xâm thực, sạt lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng, chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị đề xuất phương án xây kè, đê biển và khảo sát số hộ dân trong vùng nguy hiểm bị sạt lở để trình các cấp xem xét, hỗ trợ kinh phí di dời đến vùng an toàn.

Tuy nhiên, do đặc thù địa phương nằm trong quy hoạch di dời, tái định cư, mặt khác do đường bờ biển dài, kinh phí để xây bờ kè, đê biển quá lớn nên chính quyền các cấp chưa có phương án thống nhất.

Ông Chu Văn Quang - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi cho biết, đây là một thông tin rất đáng mừng cho chính quyền và người dân địa phương. Một khi dự án được triển khai sẽ hạn chế tình trạng biển xâm thực, giúp người dân an tâm hơn trong cuộc sống.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.