Hà Nội tiếp tục tiêm vắc xin COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên

GD&TĐ - Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đợt 1 theo kế hoạch, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Ảnh minh họa: Sở Y tế Hà Nội.
Ảnh minh họa: Sở Y tế Hà Nội.

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh TP. Hà Nội tổ chức chiều 15/3, Phó Chủ tịch UBND TP giao Sở Y tế tiếp tục triển khai xét nghiệm với các trường hợp có nguy cơ cao, ưu tiên khu đông dân cư, khu công nghiệp; tránh việc chủ quan trong giám sát, thực hiện; tiếp tục tiêm vaccine cho các đối tượng ưu tiên cho các đối tượng ưu tiên, theo dõi phản ứng sau khi tiêm, đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Phó Chủ tịch thành phố giao Sở Y tế cũng lưu ý Sở Y tế tiếp tục tiêm vắc xin cho các đối tượng ưu tiên, theo dõi phản ứng sau khi tiêm, đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Yêu cầu các tổ chức, cơ quan, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh... và Nhân dân tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp theo thông điệp 5K của Bộ Y tế đặc biệt là việc đeo khẩu trang và khai bảo y tế bằng mã QR Code, ứng dụng CNTT trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác giám sát dịch tại cửa khẩu, tại các cơ sở khám chữa bệnh và tại cộng đồng nhằm chủ động phát hiện và xử trí sớm các trường hợp mắc.

Công an TP chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã/xã, phường, thị trấn thường xuyên rà soát, nắm bắt địa bàn xử lý nghiêm các đối tượng nhập cảnh trái phép và chủ các cơ sở lưu trú có chứa người nhập cảnh trái phép.

Các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện cách ly tập trung cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc cách ly y tế, không để dịch bệnh lây lan từ khu cách ly ra cộng đồng. Các quận, huyện, thị xã tiếp tục duy trì trạng thái sẵn sàng triển khai các biện pháp truy vết, khoanh vùng xử lý dịch khi xuất hiện ca bệnh và các trường hợp có liên quan trên địa bàn...

Liên quan đến công tác tiêm phòng, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế cho biết thêm, thành phố sẽ hoàn thành tiêm chủng đợt 1 cho 8.000 người theo kế hoạch với mục tiêu đảm bảo tuyệt đối an toàn…

Hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Sở Y tế đã giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Thanh Nhàn - đầu ngành về Kiểm soát nhiễm khuẩn tổ chức tập huấn, hướng dẫn quản lý chất thải trong tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tới các cơ sở y tế thực hiện công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Với các cơ sở y tế có tiêm chủng Covid-19 thực hiện phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động tiêm chủng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế và theo hướng dẫn của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) tại văn bản 102/MT-YT ngày 4/3/2021.

Song song với đó là lập phương án quản lý chất thải phát sinh trong tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, trong đó xác định rõ dự kiến lượng chất thải phát sinh trong tiêm chủng, biện pháp thu gom và lưu giữ chất thải.

Chuẩn bị đủ túi, thùng, dụng cụ đựng chất thải, phân loại, thu gom và bàn giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh trong tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về quản lý chất thải tới các cán bộ của cơ sở tiêm chủng.

Với các chất thải phát sinh trong tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 như kim tiêm, bơm tiêm liền kim sau sử dụng thải bỏ và các chất thải lây nhiễm sắc nhọn khác thì phân loại vào dụng cụ đựng chất thải lây nhiễm có màu vàng, có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh.

Bông, băng dính máu, vỏ lọ vắc xin đã dùng hết, lọ đựng vắc xin thừa thải bỏ, khẩu trang, găng tay, trang phục bảo hộ cá nhân thải bỏ và các chất thải lây nhiễm không sắc nhọn khác thì phân loại vào túi, thùng đựng chất thải lây nhiễm, có màu vàng, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh.

Lọ vắc xin hết hạn sử dụng hoặc hỏng không sử dụng được do quá trình bảo quản, phân loại riêng để tiêu hủy theo quy trình hủy thuốc hoặc trả lại nhà sản xuất theo thỏa thuận với bên cung cấp.

Các chất thải khác phát sinh trong quá trình thực hiện tiêm chủng ngoài những chất thải trên được phân loại theo quy định tại Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. Việc thu gom, lưu trữ, vận chuyển, xử lý chất thải cũng được thực hiện theo quy định của thông tư này và những văn bản có liên quan.

Được biết, trong đợt I, Hà Nội được Bộ Y tế cấp 8000 liều vắc xin phòng Covid-19. Số vắc xin này dùng để tiêm cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2020.

Sau khi tính dự phòng khoảng 10% hao phí vắc xin, theo kế hoạch của ngành y tế Hà Nội sẽ có khoảng 7240 người làm việc trong cơ sở y tế, người tham gia chống dịch theo đối tượng ưu tiên mà Nghị quyết 21/NQ-CP quy định được tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Toàn thành phố có 74 điểm tiêm bao gồm 9 điểm tại các bệnh viện và trung tâm chuyên khoa; 5 điểm tại khu cách ly tập trung và 60 điểm ở các quận, huyện, thị xã (2 điểm/quận, huyện, thị xã). Thời gian tiêm chủng được thực hiện từ ngày 9/3 đến 18/3.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.