Hà Nội nghiên cứu xây dựng 2 thành phố trực thuộc

GD&TĐ - TP Hà Nội sẽ nghiên cứu, xây dựng mô hình thành phố trực thuộc tại khu vực phía Bắc và phía Tây.

Hà Nội nghiên cứu xây dựng 2 thành phố trực thuộc

Theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 23 của Thành ủy Hà Nội, TP Hà Nội đặt mục tiêu hình thành, phát triển các khu đô thị mới theo định hướng đô thị thông minh, đô thị sinh thái; đầu tư phát triển các đô thị có giá trị, tiềm năng về di sản, du lịch.

Đặc biệt, TP Hà Nội sẽ nghiên cứu, xây dựng mô hình thành phố trực thuộc tại khu vực phía Bắc (các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (khu vực Hòa Lạc, Xuân Mai).

UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giải pháp phát triển đô thị Hà Nội thông minh, hiện đại, có bản sắc, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước.

Thành phố cần tập trung hình thành một số cực tăng trưởng mới, từng bước tạo ra chùm đô thị.

Xây dựng đô thị theo hướng phát triển các đô thị vệ tinh; phát triển đô thị theo định hướng giao thông đi đôi với quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng và gia tăng dân số tại khu vực đô thị trung tâm.

Sở GTVT Hà Nội phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giải pháp đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dứt điểm các dự án giao thông đô thị, các tuyến vành đai hướng tâm, hệ thống giao thông tĩnh, nhất là sớm hoàn thành các tuyến metro.

Xu thế tất yếu

Việc quy hoạch 2 thành phố trực thuộc Thủ đô đã được đề cập tại Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII vào cuối năm 2022.

Với việc tập trung nguồn lực xây dựng các thành phố mới ở khu vực phía Bắc và phía Tây, TP Hà Nội đặt mục tiêu giảm tải về dân cư, hạ tầng giao thông, xã hội cho các quận trong nội đô lịch sử.

Hà Nội sẽ nghiên cứu, xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (khu vực Hòa Lạc, Xuân Mai).

Hà Nội sẽ nghiên cứu, xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (khu vực Hòa Lạc, Xuân Mai).

Trong kế hoạch định hướng phát triển năm 2023, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, việc quy hoạch 2 thành phố trực thuộc nhằm tạo những cực tăng trưởng mới của thành phố, giúp kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội đô.

2 thành phố này sẽ vực dậy kinh tế các huyện còn rất khó khăn, thậm chí là vùng trũng ở xung quanh lên.

Từng trao đổi về vấn đề này, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, việc xây dựng 2 thành phố mới trong lòng Hà Nội là bước đi phù hợp, nhằm giảm tải cho các quận nội thành hiện nay.

Theo ông Nghiêm, từ quy hoạch năm 1998, tiếp đến quy hoạch chung Thủ đô năm 2011 cũng đã đề cập đến vấn đề này. Do đó, việc TP Hà Nội định hướng quy hoạch thêm 2 thành phố ở khu vực phía Bắc và phía Tây là xu thế tất yếu.

Hiện TP Hà Nội đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, trong đó đặt mục tiêu đưa 5 huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì, Đan Phượng) theo lộ trình lên quận vào năm 2025.

Trên cơ sở đó, Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực để các huyện này đảm bảo các tiêu chí của cấp quận trong 3 năm tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.