Hà Nội nâng cao tỷ lệ nữ cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục

GD&TĐ - Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành GD-ĐT Hà Nội vừa ban hành kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mục tiêu của kế hoạch nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, tiếp cận và thụ hưởng bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần vào sự phát triển bền vững của thủ đô và đất nước.

Kế hoạch đặt ra 5 mục tiêu cụ thể gồm: Bảo đảm các vấn đề về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong các cơ sở giáo dục; thu hẹp khoảng cách giữa trẻ em trai và gái trong tiếp cận giáo dục ở các vùng, miền; Tăng tỷ lệ nữ tham gia các vị trí quản lý, lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và nghiên cứu khoa học; tăng cường công tác thông tin, truyền thông; tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

Để đạt được các mục tiêu trên, kế hoạch đặt ra các giải pháp cụ thể: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác cán bộ nữ. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật và các quy định về cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ.

Tiếp tục kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ. Quan tâm bố trí, sử dụng cán bộ nữ nhằm nâng cao tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị, cơ sở giáo dục và đào tạo, nhất là cơ quan quản lý giáo dục.

Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên, giảng viên, cán bộ y tế trong trường học về sức khỏe giới tính, bình đẳng giới; phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em; lồng ghép đưa nội dung bình đẳng giới vào hệ thống bài giảng chính thức trong các cấp học và tổ chức giảng dạy nội dung này theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xây dựng và triển khai chương trình đưa nội dung về bình đẳng giới vào hệ thống bài giảng chính thức trong các cấp học; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học nội dung về giới, bình đẳng giới, giới tính, sức khỏe sinh sản. Tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới tại đơn vị.

Tập trung triển khai hiệu quả Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”; Phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Mở rộng và đẩy mạnh công tác giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em. Thúc đẩy bình đẳng giới trong các hoạt động truyền thông, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, tại nhà trường và cộng đồng.

Chú trọng tuyên truyền, nâng cao chất lượng công tác bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; nhân rộng các mô hình: “Gia đình văn hóa tiêu biểu”, “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, gia đình không bạo lực, các câu lạc bộ nam giới nói không với bạo lực...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...