Hà Nội: Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong nhà trường

GD&TĐ - Năm 2020, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các trường học triển khai, thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật và đạt kết quả tốt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội gửi UBND TP về công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2020, hiện toàn ngành có 2.792 trường và các cơ sở giáo dục với 2.222.931 học sinh, 159 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, Sở đã thường xuyên quan tâm kiện toàn đầu mối về công tác pháp chế, công tác tuyên truyền PBGDPL trong nhà trường và cơ sở giáo dục.

Tính đến tháng 11/2020, đã có 30/30 đơn vị phòng GD&DT quận, huyện, thị xã, 100% trường THPT, THCS, tiểu học, mầm non thành lập Ban tuyên truyền PBGDPL có cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm là công tác tuyên truyền PBGDPL, các đơn vị phân công lãnh đạo phụ trách công tác pháp chế và cán bộ phụ trách công tác pháp chế tại đơn vị.

Năm 2020, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật và văn bản liên quan đến 16 cụm trường THPT với trên 1000 lượt cán bộ quản lý, giáo viên  về văn bản luật  pháp luật tham nhũng, văn bản pháp luật mới liên quan đến ngành GD-ĐT.

Sở cũng đẩy mạnh tuyên truyền PBGDPL trên công thông tin điện tử của ngành, phát huy hiệu quả chuyên mục “Phổ biến, giáo dục pháp luật”, lồng ghép qua hội nghị giao ban. Các nhà trường và các cơ sở giáo dục đã tổ chức thường xuyên các buổi tuyên truyền những quy định pháp luật về giáo dục, thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.

Trong chỉ đạo, Sở bám sát các hoạt động xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt công tác an ninh, trật tự an toàn trường học. Các nhà trường và các cơ sở giáo dục đều làm chủ được tình hình, tăng cường chỉ đạo từng bước ngăn chặn có hiệu quả việc hạn chế xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào trường học và các cơ sở giáo dục.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền các cuộc thi tìm hiểu pháp luật như tổ chức sinh hoạt ngoại khóa Chuyên đề “Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào các trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố” qua triển khai Cuộc thi “Tìm hiểu trực tuyến pháp luật về phòng, chống tham nhũng gắn với quy tắc ứng xử trong trường học và quy tắc ứng xử nơi công cộng”.

Các cuộc thi đã tạo sân chơi lành mạnh , môi trường giao lưu học hỏi giữa học sinh, góp phần truyền tải, tuyên truyền những kiến thức cơ bản về pháp luật đến học sinh, xây dựng, hình thành thói quen chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật và bảo vệ pháp luật vì mục tiếu phát triển toàn diện con người, giảm thiểu vi phạm pháp luật và các hành vi lệch chuẩn xã hội.

Sở phối hợp Công an Thành phố tổ chức tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông, Luật An ninh mạng, hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh, đúng pháp luật và cách bảo mật thông tin cá nhân trên Internet, tổ chức chuyên đề tuyên truyền về phòng, chống ma túy học đường, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em...

Các nhà trường và các cơ sở giáo dục đã chọn ngày đầu của tuần đầu hàng tháng là Ngày pháp luật để tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức như hái hoa dân chủ, Đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàng. Phối hợp với Đoàn Luật sư  Thành phố tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho giáo viên và học sinh.

Trong đợt cao điểm hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, Sở GD&ĐT Hà Nội đã triển khai làm điểm tại Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân, Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu; 30/30 phòng GD&ĐT tổ chức làm điểm tại một trường về Ngày pháp luật cho các trường mầm non, tiểu học, THCS dự, rút kinh nghiệm để triển khai tại đơn vị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.