Hà Nội: Hỗ trợ lợn chết do dịch không quá 7 ngày kể từ ngày tiêu hủy

GD&TĐ - Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 57/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu tại cuộc họp về việc ứng phó cấp bách phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố.

Tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi (Ảnh: minh họa).
Tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi (Ảnh: minh họa).

Để chủ động công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thành phố, UBND TP yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ngành đơn vị có liên quan tập trung, nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đúng chỉ đạo tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20-2-2019 và Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày 12-9-2019 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 22-2-2019 của Chủ tịch UBND TP và các văn bản chỉ đạo liên quan của Trung ương và thành phố.

Đồng thời, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung khẩn trương chỉ đạo, báo cáo cấp ủy huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện ứng phó với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Thành lập Ban Chỉ đạo để tổ chức thực hiện, tổ chức kiểm soát chặt chẽ các cơ sở giết mổ lợn, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, các nguồn thức ăn thừa và việc vận chuyển thức ăn thừa tại các nhà hàng, khách sạn cho các hộ chăn nuôi lợn.

Nghiêm cấm việc sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt (nấu chín) cho chăn nuôi lợn. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đến tận thôn, xóm, tổ dân phố, bãi rác, tuyệt đối không để xác lợn chết tại các điểm tập kết rác thải, trôi nổi trên các kênh, mương nội đồng, sông, hồ, ao, đập gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ lây lan bệnh dịch.

Chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương phục vụ công tác phòng, chống dịch theo quy định hiện hành.

Trường hợp phải tiêu hủy lợn bị bệnh dịch, thực hiện hỗ trợ kịp thời cho chủ hộ chăn nuôi theo quy định, thời gian hỗ trợ không quá 7 ngày kể từ ngày tiêu hủy. Việc hỗ trợ tiêu hủy lợn bị bệnh phải đảm bảo đúng đối tượng và mức hỗ trợ, công khai, dân chủ, minh bạch theo đúng chính sách hiện hành và không được thủ tục rườm rà.

Kiểm tra, rà soát, thống kê, tổng hợp số lượng cơ sở, hộ chăn nuôi lợn, đàn lợn hiện có tại địa phương; yêu cầu các chủ hộ chăn nuôi lợn phải cam kết với chính quyền địa phương thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tăng cường công tác tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, nhân dân, hộ chăn nuôi về phòng, chống dịch tả lợn châu Phi để nhân dân biết, chủ động thực hiện theo phương châm 5 không: “(1) Không giấu dịch; (2) Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; (3) Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; (4) Không vứt lợn chết ra môi trường; (5) Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt”.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn; phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan trong công tác phòng, chống, xử lý bệnh dịch...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.