GS.VS Phạm Minh Hạc: Sửa Luật Giáo dục đề cập đến nhiều vấn đề thiết yếu

Đề xuất miễn học phí THCS được nhân dân hoan nghênh. Ảnh/ Minh Phong
Đề xuất miễn học phí THCS được nhân dân hoan nghênh. Ảnh/ Minh Phong

Đó là chia sẻ của GS.VS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục. GS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh, tăng lương cho giáo viên là cần thiết, là điều hết sức quan trọng và được các thầy, cô mong đợi.

Thực tế, hiện nay thu nhập của giáo viên rất thấp và không có trợ cấp gì. Vì vậy, Quốc hội, Chính phủ nên xem xét tất cả những vấn đề liên quan đến thu nhập thì mới có thể đảm bảo được đời sống của nhà giáo.

Chính vì thu nhập thấp, nên giáo viên phải bươn trải để tăng thu nhập bằng nhiều công việc và nhiều cách khác nhau, trong đó có cả dạy thêm. Thu nhập thấp và đầu ra không ổn định là hai trong nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh giỏi “thờ ơ” với ngành sư phạm.

Ở các nước trên thế giới, giáo viên rất được trọng thị và có chế độ đãi ngộ phù hợp. Thu nhập của họ hoàn toàn có thể đảm bảo được cuộc sống, chẳng hạn như Mỹ, và một số nước châu Âu; ở các nước, này giáo dục của họ phát triển.

Tại Việt Nam, Đảng, Nhà nước đã từng khẳng định: Giáo dục là Quốc sách hàng đầu. Nghị quyết 29-NQ/TW cũng xác định: Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, cho đến nay chúng ta vẫn chưa thực hiện được bao nhiêu.

“Thiết nghĩ nếu chúng ta kết hợp giữa tăng thu nhập cho giáo viên và đảm bảo được đầu ra ổn định cho sinh viên sư phạm thì ngành sư phạm sẽ có cơ hội để phát triển, thu hút được nhân tài” - GS.VS Phạm Minh Hạc nêu vấn đề.

GS.VS Phạm Minh Hạc: Chúng ta đang từng bước thực hiện nhà nước pháp quyền, từ việc nhỏ đến việc lớn đều phải thực hiện theo luật, trong đó có giáo dục
GS.VS Phạm Minh Hạc: Chúng ta đang từng bước thực hiện nhà nước pháp quyền, từ việc nhỏ đến việc lớn đều phải thực hiện theo luật, trong đó có giáo dục

Cũng theo GS.VS Phạm Minh Hạc, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đề xuất nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học, giáo viên THCS, giảng viên giảng dạy trình độ đại học và giảng viên giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ. Việc này nhiều nước đã thực hiện từ lâu và chúng ta nâng trình độ giáo viên như trong dự thảo Luật là bước đi tất yếu. Chúng ta phải thực hiện chất lượng giáo dục mũi nhọn

Đề cập đến phổ cập giáo dục bậc THCS, GS Phạm Minh Hạc chia sẻ: Theo kinh nghiệm của thế giới, phổ cập đi theo bắt buộc. Bắt buộc kèm theo miễn phí. 3 khái niệm này thường đi cùng nhau. Chúng ta tuyên bố phổ cập Phổ thông cơ sở sau năm 2010, nhưng học sinh vẫn phải đóng học phí.

Trong dự thảo Luật có đề cập, sau năm 2020, học sinh THCS sẽ được miễn phí học phí, đề xuất này được nhân dân hoan nghênh. Bởi đó là quyền lợi của các em, của các gia đình. Đất nước phát triển, mọi người dân đều mong muốn con em mình được phát triển cả nhân cách và trí tuệ.

“Chúng ta đang từng bước thực hiện nhà nước pháp quyền, từ việc nhỏ đến việc lớn đều phải thực hiện theo luật, trong đó có giáo dục. Vì thế, tất cả những vấn đề nêu trên nếu chúng ta ghi được vào trong luật thì rất hoan nghênh.

Việt Nam là nhà nước pháp quyền phát triển theo luật. Luật hóa được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu. Đáng mừng là giáo dục của chúng ta đang theo con được đó, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các em đi học. Khi đã luật hóa rồi thì các địa phương phải thực hiện theo đúng luật định” - GS.VS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.