GS.VS Phạm Minh Hạc: Không thể để lương của nhà giáo thấp

Lương của nhà giáo phải nằm trong nhóm có lương và phụ cấp ở mức cao trong khối các đơn vị hành chính sự nghiệp. Ảnh: Minh Phong
Lương của nhà giáo phải nằm trong nhóm có lương và phụ cấp ở mức cao trong khối các đơn vị hành chính sự nghiệp. Ảnh: Minh Phong

Nguy hiểm... nếu thu nhập của nhà giáo bị giảm

Tôi cho rằng, chúng ta nên tham khảo và học tập kinh nghiệm của các nước như: Nga, Hàn Quốc và một số nước khác để trả lương xứng đáng cho giáo viên. 
 GS.V Phạm Minh Hạc

Đó là khẳng định của GS.V Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục khi đề cấp đến Đề án Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp trình Hội nghị Trung ương 7.

Theo tính toán của các chuyên gia, nếu theo Đề án Cải cách chính sách tiền lương thì viên chức nói chung, đội ngũ giáo viên nói riêng sẽ được điều chỉnh tăng lên.

Tuy nhiên xét về tổng thu nhập từ lương của giáo viên sẽ không có sự thay đổi đáng kể so với hiện nay, thậm chí giáo viên công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, tổng thu nhập từ lương có xu hướng giảm; trong khi tổng thu nhập từ lương của các ngành khác sẽ tăng hơn nhiều khi thực hiện theo Đề án này.

Trước thông tin trên, tôi muốn nhắc đến bài phát biểu của Tổng thống Nga Putin tại lễ nhậm chức. Trong lời tuyên thệ của mình ông đã đề cập ưu tiên số 1 về lương của ngành Giáo dục. Điều đó khiến tôi rất suy nghĩ, phải củng cố và phát triển giáo dục thì mới có một đất nước phát triển thịnh vượng, hùng mạnh. Đó là quy luật và đã được thực tế chứng minh. Cụ thể từ thế kỷ XVIII cho đến thế kỷ XXI hiện nay, tất cả những tiên tiến nhất họ đã đi theo quy luật đó, họ đều chú trọng đến phát triển giáo dục.

Trở lại câu chuyện về Đề án Cải cách chính sách tiền lương, với cách tính lương mới này, theo các chuyên gia thì thu nhập của nhà giáo lại bị giảm.

Nếu quả thật như vậy thì tôi thấy đó là nguy hiểm. Vì thu nhập của giáo viên mà thấp thì rất khó thu hút nhân tài vào ngành giáo dục và kéo theo hệ lụy là giáo dục không thể phát triển.

Nhất là tới đây, chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới chính thức được áp dụng, với biết bao công việc phải làm mà đội ngũ nhà giáo là lực lượng nòng cốt để thực thi chương trình, sách giáo khoa mới.

Vì vậy, nếu tổng thu nhập từ lương của giáo viên không được cải thiện, thậm chí bị giảm đi thì sẽ không khuyến khích được họ lao động, làm việc và sáng tạo.

GS.V Phạm Minh Hạc: Tổng thu nhập từ lương của giáo viên không được nâng lên, là điều đáng phải suy nghĩ.
GS.V Phạm Minh Hạc: Tổng thu nhập từ lương của giáo viên không được nâng lên,  là điều đáng phải suy nghĩ. 

Thiết nghĩ, chúng ta cần liên hệ với nước ngoài và liên hệ với chương trình, sách giáo khoa mới để có điều chỉnh hợp lý. Ai cũng biết lương liên quan đến đời sống, mà tổng thu nhập từ lương không được nâng lên, thậm chí còn giậm chân tại chỗ là điều đáng phải suy nghĩ.

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, do đó sự nghiệp giáo dục đầu tiên là thuộc về Trung ương Đảng quyết định, tiếp đến là Quốc hội, Chính phủ. Cải cách tiền lương dựa trên nhiều yếu tố, điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

Trong đó, có điều kiện lịch sử kinh tế, điều kiện của đất nước và điều kiện về giáo dục nhưng trong mối tương quan giữa ngành Giáo dục với các ngành khác, không thể nào để lương của nhà giáo thấp được, thậm chí không được xếp ở mức trung bình mà phải nằm trong nhóm có lương và phụ cấp ở mức cao trong khối các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các chiến binh Houthi cùng hệ thống 2K12 Kub.

Ác mộng với tiêm kích Mỹ

GD&TĐ - Lực lượng Ansar Allah (Houthi) ở Yemen tuyên bố đã bắn hạ một tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ khi tham gia chiến dịch tấn công Houthi.