GS Hồ Ngọc Đại: HS học theo công nghệ giáo dục không thể tái mù

GD&TĐ - “Năm học 2017-2018, có hơn 700.000 học sinh lớp 1 học theo quyển Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục tôi viết lại, ở 49 tỉnh thành cả nước.

GS.TSKH Hồ Ngọc Đại chia sẻ trong buổi đối thoại liên quan đến CNGD trong kỷ nguyên 4.0
GS.TSKH Hồ Ngọc Đại chia sẻ trong buổi đối thoại liên quan đến CNGD trong kỷ nguyên 4.0

Dù học sinh đó được sinh ra ở đâu, gia đình nào, dân tộc nào, 6 tuổi lần đầu tiên đến trường, học Tiếng Việt theo sách giáo khoa của tôi, thì cuối năm em sẽ đọc thông viết thạo, viết đúng chính tả và không thể tái mù. Theo mạch đó, học tiếp lớp 2, em viết thành câu; học tiếp lớp 3, em không bao giờ viết sai câu tiếng Việt”.

GS.TSKH Hồ Ngọc Đại cho biết như vậy trong buổi đối thoại liên quan đến CNGD trong kỷ nguyên 4.0 và chia sẻ một số vấn đề gây tranh cãi trong suốt thời gian qua về cách đánh vần “lạ” với ô vuông và hình tròn trong sách giáo khoa CNGD lớp 1 hôm nay (8/9).

Hồ Ngọc Đại chia sẻ: Tôi ra trường sư phạm cuối năm 1954. Từ đó đến nay, liên tục hơn 60 năm, tôi không một ngày nào rời xa giáo dục nhà trường, luôn luôn đau đáu về nghiệp vụ sư phạm. Từ năm 1978 đến nay, tôi liên tục triển khai thực nghiệm giáo dục, làm căn cứ thực tiễn để định hướng: khai phá - kiểm nghiệm -khẳng định. Nhờ đó, liên tục trong 50 năm, tôi tự mình viết lại và năm 2017 viết xong bộ sách giáo khoa tiểu học.

Theo giáo sư, giáo dục cần làm thế nào để học sinh không có cảm giác học mới là học. Học phải tự nhiên như hít thở không khí hàng ngày, học sinh không bao giờ phải ôn tập. Chương trình mà ông thiết kế cũng đi theo hướng này.

Trước những tranh cãi về về sản phẩm khoa học của mình, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng: Khi người ta chưa biết, chưa hiểu thì không nên chấp. Nguyên tắc sư phạm của tôi là học sinh tự làm mọi việc, thầy giao việc và trò làm việc; khi trò làm việc thì thầy đi theo dõi. “Tôi lắng nghe những đóng góp có ích cho việc của tôi để điều chỉnh.” – GS Hồ Ngọc Đại cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.