Gruzia: Tổng thống từ chối rời nhiệm sở, Thủ tướng hứa không có Maidan

GD&TĐ -Tổng thống Gruzia Zourabichvili đã từ chối công nhận tính hợp pháp của quốc hội mới được bầu, nói rằng, quốc hội không thể chọn người kế nhiệm bà.

Tổng thống Gruzia Salome Zourabichvili
Tổng thống Gruzia Salome Zourabichvili

“Tôi vẫn là Tổng thống của các bạn! Không có quốc hội hợp pháp nào sẽ bầu ra một tổng thống mới.

Nhiệm kỳ của tôi sẽ tiếp tục cho đến khi có một quốc hội được bầu hợp pháp sẽ bầu ra một tổng thống thay thế tôi!”, Tổng thống Gruzia Salome Zourabichvili nói trong một video được đăng trên trang Facebook của bà hôm 30/11.

Được biết, nhiệm kỳ tổng thống của bà Zourabichvili sẽ kết thúc vào tháng 12/2024.

Theo Hiến pháp Gruzia năm 2017, nguyên thủ quốc gia được bầu bởi một đoàn đại cử tri gồm 300 thành viên.

Một nửa trong số họ là đại biểu quốc hội, và một nửa còn lại là đại diện của nhiều vùng khác nhau của Gruzia.

Cuộc bỏ phiếu tổng thống tiếp theo được lên lịch vào ngày 14/12. Bất kỳ ai chiến thắng đều được cho là sẽ nhậm chức trước cuối năm.

Vào tháng 10/2024, quốc gia Nam Kavkaz cũng đã tổ chức bầu cử quốc hội.

Đảng Giấc mơ Gruzia, đảng tìm cách thiết lập mối quan hệ thực dụng với tất cả các nước láng giềng của đất nước, bao gồm cả Nga, đã giành chiến thắng với gần 54% số phiếu bầu. Các đảng đối lập thân phương Tây đã từ chối công nhận kết quả, gây ra một làn sóng biểu tình trên đường phố.

Bà Zourabichvili sinh ra ở Pháp, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp cho Paris đã nhập quốc tịch Gruzia ở độ tuổi 50, đã lên án cuộc bầu cử tháng 10 là một hoạt động “theo kiểu Nga”, tuyên bố rằng, đảng Giấc mơ Gruzia đang đưa đất nước này hướng tới Moscow và tránh xa Liên minh châu Âu (EU). Bà cũng kêu gọi các cuộc biểu tình quần chúng.

Một làn sóng biểu tình mới đã bùng phát trong tuần này sau quyết định của chính phủ Gruzia về việc đình chỉ các cuộc đàm phán gia nhập EU cho đến năm 2028. Tbilisi cáo buộc Brussels lợi dụng các cuộc đàm phán để can thiệp vào chính trị Gruzia bằng cách "liên tục tống tiền và thao túng".

Hôm 29/11, Tổng thống Zourabichvili đã công bố một bài phát biểu video khác, trong đó bà kêu gọi nhiều viên chức Gruzia, bao gồm quân đội và các cơ quan an ninh, tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ. Bà cũng nói rằng, "sự phản kháng" đang gia tăng ở đất nước này.

Tổng thống mô tả các cuộc biểu tình tuần này là "cực kỳ hòa bình", và đổ lỗi bạo lực đường phố hoàn toàn cho cảnh sát.

"Đây là trách nhiệm của các bạn và chỉ của các bạn", bà nói trong bài phát biểu của mình hôm 29/11.

Tổng thống Zourabichvili cũng tham gia các cuộc biểu tình vào đêm 29/11, theo các báo cáo của phương tiện truyền thông địa phương.

Theo Bộ Nội vụ Gruzia, ít nhất mười cảnh sát đã bị thương trong các cuộc đụng độ dữ dội với người biểu tình đêm đó. Hơn 250 người được cho là đã bị bắt giữ liên quan đến các cuộc biểu tình ở Tbilisi trong hai ngày qua.

Vào ngày 3011, Thủ tướng Gruzia Irakli Kobakhidze đổ lỗi cho sự can thiệp của EU, và tuyên bố sẽ ngăn chặn một kịch bản tương tự như cuộc đảo chính Maidan năm 2014 của Ukraine, dẫn đến việc lật đổ tổng thống được bầu hợp pháp Viktor Yanukovich.

"Không giống như Ukraine năm 2013, Gruzia là một quốc gia độc lập với các thể chế mạnh mẽ và quan trọng nhất là những con người giàu kinh nghiệm và khôn ngoan. Kịch bản Maidan không thể xảy ra ở Gruzia. Gruzia là một quốc gia có chủ quyền và sẽ không cho phép điều này”, Thủ tướng Kobakhidze phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 30/11.

Theo thủ tướng, cũng giống như cuộc đảo chính Maidan, tình trạng bất ổn bạo lực hiện nay ở Gruzia là kết quả của sự can thiệp vào công việc nội bộ của nước này bởi các chính trị gia EU và các đặc vụ của họ.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 – NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Sáng 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCHTW Đảng khóa XII; tình hình KT - XH năm 2024, giải pháp tăng tốc, phát triển KT-XH năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.