Góp ý Dự thảo Thông tư mới quy định về Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi

GD&TĐ - Dự thảo Thông tư mới thay thế Thông tư quy định về Bộ chuẩn PTTE năm tuổi đang được xây dựng, với sự góp ý của các chuyên gia giáo dục mầm non.

Cần thiết ban hành Thông tư quy định về Bộ chuẩn PTTE năm tuổi.
Cần thiết ban hành Thông tư quy định về Bộ chuẩn PTTE năm tuổi.

Chiều 23/5 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đã chủ trì phiên họp Ban biên soạn, Tổ biên tập, lấy ý kiến chuyên gia hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em (PTTE) năm tuổi.

Thể hiện nỗ lực to lớn để nâng cao chất lượng

Việc xây dựng “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” thể hiện nỗ lực to lớn để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em mầm non trong thời kì mới.

Các tiêu chuẩn trong “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” được thiết kế cho tất cả trẻ em Việt Nam, bất kể giới tính, dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội, sự đa dạng văn hóa, và nhu cầu đặc biệt của cá nhân.

Các tiêu chuẩn này nhằm tạo cơ hội khuyến khích sự phát triển tối ưu thông qua môi trường giáo dục và cơ hội học tập của trẻ em. Đặc tính toàn diện của “Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” giúp mọi người có thể hiểu hơn về những năng lực và giá trị, sự sẵn sàng của trẻ đến học tập và phát triển.

Những tiêu chuẩn này có thể được sử dụng với bất kỳ ai quan tâm đến công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ em 5 tuổi nói riêng. Đó là cha mẹ của trẻ hay người chăm sóc, nuôi dưỡng, người giám hộ, nhà giáo dục, bác sĩ nhi khoa, chuyên gia GDMN, các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và người thực hiện các chính sách giáo dục, cũng như các tác nhân khác tham gia vào công tác GDMN.

Điểm mới là thực hiện các văn bản chỉ đạo và phù hợp với bối cảnh phát triển xã hội và GD.

Điểm mới là thực hiện các văn bản chỉ đạo và phù hợp với bối cảnh phát triển xã hội và GD.

"Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, cũng như dựa trên các tiêu chuẩn của trẻ em nước ngoài để xây dựng Bộ chuẩn của Việt Nam.

Năm 2023, Bộ GD&ĐT đã tổng hợp kết quả thử nghiệm, hoàn thiện và thẩm định Dự thảo Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi; xây dựng các Dự thảo Thông tư quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức các cuộc họp, hội thảo xin ý kiến góp ý của các chuyên gia, đơn vị.

Phù hợp với bối cảnh phát triển xã hội và giáo dục

Dự thảo Thông tư quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi có cấu trúc bao gồm 3 chương và 14 điều so với 3 chương và 11 Điều trong Thông tư hiện hành. Điểm mới của Dự thảo là thực hiện các văn bản chỉ đạo và phù hợp với bối cảnh phát triển xã hội và giáo dục.

Bộ chuẩn định hướng về sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi, giúp các nhà quản lý, nhà giáo dục, cha mẹ trẻ em và cộng đồng hiểu rõ về khả năng, mức độ đạt được của trẻ em năm tuổi. Bộ chuẩn làm căn cứ xây dựng Chương trình GDMN quốc gia và là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi.

Các chuyên gia GDMN, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều ý kiến, quan điểm để hoàn thiện Dự thảo Thông tư.

Các chuyên gia GDMN, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều ý kiến, quan điểm để hoàn thiện Dự thảo Thông tư.

Nội dung các lĩnh vực, chuẩn, chỉ số được xây dựng nhằm đánh giá các năng lực thực hiện của trẻ cuối độ tuổi mầm non. Đồng thời liên thông với một số phẩm chất và năng lực của học sinh phổ thông.

Bên cạnh đó, xác định rõ nội hàm, sắp xếp những chuẩn, chỉ số phù hợp và đúng với lĩnh vực; phân tách và bổ sung một số chuẩn và chỉ số vào 2 lĩnh vực phát triển thẩm mỹ và tiếp cận với việc học. Biên soạn các chuẩn, chỉ số theo thang Bloom để có thể lượng hóa và đánh giá dễ dàng, tránh viết chung chung. Ngoài ra, bổ sung thêm chuẩn và chỉ số mới về công nghệ và công nghệ số đối với trẻ mầm non.

Tại phiên họp, với tinh thần trách nhiệm cao, các chuyên gia GDMN, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều ý kiến, quan điểm để hoàn thiện Dự thảo Thông tư phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cần thiết, để hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong điều kiện mới an toàn, chất lượng.

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết: Mục đích ban hành Bộ chuẩn, định hướng về sự phát triển của trẻ em năm tuổi, giúp các nhà quản lý, nhà giáo dục, cha mẹ trẻ em và cộng đồng hiểu rõ về khả năng, mức độ đạt được của trẻ em năm tuổi. Bộ chuẩn làm cơ sở xây dựng Chương trình GDMN quốc gia. Đây cũng là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ em năm tuổi. Việc tổ chức thực hiện quy định như thế nào để phù hợp với Thông tư cần trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục Bộ, sở, phòng và cơ sở GDMN, các tổ chức, cá nhân có liên quan như cha mẹ học sinh, cộng đồng, các đoàn thể, cơ quan… tại địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ