Gợi ý lời giải và đề thi cao đẳng môn Ngữ văn – khối C, D 2014

GD&TĐ - Mời các bạn tham khảo gợi ý lời giải và đề thi cao đẳng môn Ngữ văn – khối C, D 2014. 

Gợi ý lời giải và đề thi cao đẳng môn Ngữ văn – khối C, D 2014

Tham khảo đề thi:

Gợi ý giải đề: Do giáo viên trung tâm Học mãi thực hiện.

Câu 1:

1. Cảnh xuân được miêu tả thông qua những hình ảnh thiên nhiên:
+ Mưa bụi trên bến vắng
+ Con đò, nước sông trôi
+ Quán tranh vắng, hoa xoan tím rụng
+ Cỏ non biếc cỏ trên đường đê
+ Đàn sáo đen
+ Cánh bướm rập rờn trước gió
+ Đàn trâu bò ăn mưa
2. Cảnh xuân thể hiện tình cảm của tác giả
-  Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương
- Tâm trạng của nhà thơ trước cảnh chiều xuân tĩnh lặng, êm đềm, thơ mộng nhưng lại mang một chút buồn.
3. Từ láy được sử dụng:
+ êm êm, im lìm, vắng lặng, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả.
Tác dụng biểu đạt: 
+ Tạo giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái cho câu thơ 
+ Khắc hoạ vẻ đẹp dịu dàng, yên ả, thanh bình của cuộc sống thôn quê lúc chiều xuân

Câu 2: Thí sinh cần làm rõ các ý chính sau đây

1. Giải thích
- Vấn đề được đề cập: lòng yêu nước
- “Lòng yêu nước chân chính có thể trào lên như những cảm xúc bồng bột, những hành vi nhất thời”: một cách thể hiện khác của tình yêu nước: đôi khi chỉ là những cảm xúc và hành vi nông nổi.
- “Nhưng bao giờ cũng thuộc về nguồn tình cảm bền vững, những cống hiến suốt đời”: khẳng định bản chất của những hành động đó xuất phát từ tình cảm có thật và bền vững, tận sâu trong trái tim của mỗi con người.
=> Ý kiến thể hiện một cách nhìn khách quan và thấu hiểu đối với những cách thể hiện khác nhau của tình yêu nước. 
2. Bình luận
- Lòng yêu nước là truyền thống quí báu và lâu đời của dân tộc ta từ xưa đến nay. (Thí sinh có thể lấy dẫn chứng để chứng minh: từ thời Phong kiến cho đến hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc)
- Những biểu hiện của lòng yêu nước:
+ Thời chiến: cầm súng chiến đấu khi Tổ quốc lâm nguy
+ Thời bình: tham gia xây dựng đất nước; có ý thức về niềm tự tôn dân tộc…
- Đôi khi còn những hành động mang tính bột phát, nhất thời cũng cho thấy tinh thần yêu nước. Thí sinh có thể lấy ví dụ về vụ Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở biển Đông và phân tích những biểu hiện bột phát, nông nổi thể hiện tình yêu nước của một số bộ phận: biểu tình đường phố, hay tại các công ty của Trung Quốc tại Việt Nam (công nhân tại các tỉnh Bình Dương, Hà Tĩnh…); những “anh hùng bàn phím”…
- Tuy nhiên: chúng ta nên có những hành động sáng suốt, phù hợp để thể hiện yêu nước; tránh bị kẻ xấu lợi dụng (bị thế lực phản động kích động…); thay vì biểu tình, thay vì có những hành động quá khích thì có thể có những chia sẻ trên cộng đồng mạng để nhận được sự ủng hộ của nhân dân trên thế giới…
3. Bài học nhận thức và hành động
- Cần có nhận thức đúng đắn về tình yêu nước và cách thể hiện tình yêu nước phù hợp.

Câu 3:

1.  Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nhà văn Nguyễn Thi và tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Giới thiệu về hai nhân vật Chiến và Việt
2. Giải quyết vấn đề
a. Cảm nhận về nhân vật Chiến
- Là một cô gái bố mẹ mất sớm vì giặc giết hại dã man, Chiến đã mang trong lòng tình yêu thương cha mẹ, căm thù giặc sâu sắc và luôn có ước nguyện là được cầm súng đánh giặc để trả thù cho ba, má và Chiến đã trở thành một chiến sĩ gan góc, dũng cảm, đã từng lập được nhiều chiến công vẻ vang.
- Tuy còn rất trẻ - mới 18 tuổi, còn tính ngây thơ trẻ con, hay tranh giành nhau với em, nhưng cuối cùng, Chiến đã nhường em, vì chị rất giàu lòng thương em.
- Chiến còn là một cô gái đảm đang, tháo vát “sớm biết lo biết nghĩ”, có tư thế chững chạc của người chị lớn làm chủ gia đình, và có cái gì đó tỏ ra “khôn ngoan già dặn trước tuổi”, có cái gan góc kiên nhẫn riêng của phụ nữ.
- Ngoài ra, Chiến còn là một cô con gái trẻ trung và duyên dáng
b. Cảm nhận về nhân vật Việt
 – Việt là một cậu con trai vô tư, tính tình “trẻ con”, ngây thơ, hiếu động.
 – Việt có lòng căm thù giặc sâu sắc, khao khát chiến đấu giết giặc, có tinh thần dũng cảm.
– Giàu tình nghĩa với gia đình, rất mực thủy chung với quê hương và cách mạng.
– Tác giả đã để cho Việt tự kể chuyện về mình bằng một ngôn ngữ, giọng điệu riêng và qua đó nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động.
– Đánh giá chung về nhân vật.
c. Đánh giá, khái quát
- Thông qua hai nhân vật Chiến và Việt tác phẩm đã phản ánh được cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân Nam Bộ, đặc biệt là thế hệ trẻ, những con người đã biết cầm súng đánh giặc như mệnh lệnh của trái tim. Vì thế, họ đã lên đường ra trận theo tiếng gọi của non sông.
- Nghệ thuật đặc sắc trong việc xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi: 
+ Nghệ thuật tạo tình huống
+ Ngôn ngữ kể chuyện: lời kể nửa trực tiếp
+ Truyện chủ yếu được kể thông qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt
+ Thể hiện biệt tài phân tích tâm lý và khả năng nhập sâu vào nội tâm nhân vật; cách xây dựng nhân vật rất tinh tế.

Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng.

Theo Học mãi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.