Gợi ý đáp án và đề thi cao đẳng môn Lịch sử – khối C 2014

GD&TĐ - Mời các bạn tham khảo gợi ý đáp án và đề thi cao đẳng môn Lịch sử – khối C 2014 (Nhấn F5 để cập nhật)

Gợi ý đáp án và đề thi cao đẳng môn Lịch sử – khối C 2014

Tham khảo đề thi:

 

Gợi ý giải đề của giáo viên trung tâm Học mãi:

Câu 1

Năm 1929, ở Việt Nam có 3 tổ chức cộng sản ra đời là:
- Đông Dương Cộng sản Đảng
- An Nam Cộng sản Đảng
- Đông Dương cộng sản liên đoàn
Ý nghĩa
- Là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
- Tuy nhiên, các tổ chức còn hoạt động riêng rẽ, tranh giành, đả kích làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ bị chia rẽ.
- Chỉ ra điều kiện thành lập Đảng cộng sản đã chính muồi và là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 2 /1930.

Câu 2.

1. Vai trò của mặt trận Việt Minh với Cách mạng tháng Tám 1945
- Đoàn kết nhân dân trong các hội Cứu quốc, xây dựng lực lượng vũ trang chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám – 1945
- Chuẩn bị về lực lượng chính trị cho cách mạng tháng Tám.
- Xây dựng căn cứ địa cách mạng cho Cách mạng tháng Tám.
- Lãnh đạo nhân dân trong thời kì tiền khởi nghĩa: lãnh đạo cao trào kháng Nhật cứu nước, ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”, chuẩn bị cho quần chúng tập dượt đấu tranh từng phần để tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Lãnh đạo nhân dân tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền cho kịp thời cơ vào tháng 8 – 1945 và lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà.
2. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò quan trọng, vai trò nòng cốt đó trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, thắt chặt mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước 
- Là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

Câu 3.

Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
a. Ý nghĩa trong nước.
- Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, là thắng lợi to lớn nhất của 9 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước, chiến thắng này được ghi nhận như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỉ XX. Với Điện Biên Phủ ta đã đánh bại thực dân Pháp và can thiệp Mĩ, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về quân sự , tạo nên sự chuyển biến lớn lao cho cuộc kháng chiến. Thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược này đã trực tiếp mở ra khả năng kết thúc thắng lợi cho cuộc kháng chiến.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Na-va cũng như cố gắng cao nhất của Pháp và Mĩ đã bị phá sản hoàn toàn. Giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, tạo cơ sở thực lực để đi đến kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của truyền thống anh hùng cách mạng và ý chí quyết tâm thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Đồng thời chiến thắng này đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo và sức mạnh của đường lối kháng chiến, đường lối chiến tranh nhân dân do Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra.
b. Ý nghĩa quốc tế
- Chiến dịch Điện Biên Phủ đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, là thắng lợi của các lực lượng yêu chuộng hòa bình và dân chủ trên toàn thế giới.
- Chiến thắng này là thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa nhỏ bé chống lại một nước thực dân hùng mạnh. Thắng lợi này đã mở ra thời kì sụp đổ của hệ thống thuộc địa kiểu cũ của Pháp, góp phần cổ vũ, động viên cuộc chiến đấu của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cũng từ đây cụm từ Việt Nam – Hồ Chí Minh – Điện Biên Phủ đã trở thành biểu tượng của ý chí cách mạng đại diện cho các dân tộc và toàn thể nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới.
- Chiến thắng này cũng chứng minh một chân lí của thời đại là một dân tộc dù nhỏ bé nhưng biết đoàn kết dưới sự lãnh đạo của một Đảng chân chính với đường lối cách mạng đúng đắn được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ thì nhất định đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc.

Câu 4

Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại
Xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống con người: nhằm nâng cao nhu cầu vật chất và tinh thần cho họ. Từ thực tế ấy, đòi hỏi họ phải nghiên cứu và phát minh không ngừng cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động. 
Mặt khác, trong điều kiện bùng nổ dân số thế giới những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt đòi hỏi phải tìm ra các vật liệu mới và các nguồn năng lượng mới.
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là: khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật, kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất và trở thành nguồn gốc của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
Trước sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, Việt Nam cần phải 
Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới để có thể hoà nhập mà không bị hoà tan.
Tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất để có thể cạnh tranh được với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Theo Học mãi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.