Gốc rễ khiến thỏa thuận hòa bình ở Istanbul sụp đổ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Những tiết lộ được công bố trên Wall Street Journal đã làm sáng tỏ vai trò mới của Tổng thống Ukraine trong việc phá hoại các thỏa thuận Istanbul.

Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson gặp Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky tại thủ đô Kiev, ngày 22/1/2023.
Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson gặp Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky tại thủ đô Kiev, ngày 22/1/2023.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) đã đăng tải những chi tiết mới về cuộc đàm phán hòa bình Ukraine được tổ chức ở Istanbul vào mùa xuân năm 2022 thất bại, trong đó tờ báo nhắc lại các sự kiện, đề cập đến lý do tại sao các hiệp định hòa bình bị phá hoại, vai trò của mỗi bên trong quá trình này, và liệu có thực sự là cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phá hỏng một thỏa thuận hay không.

Bản tóm tắt ngắn gọn về những gì đã xảy ra

Các cuộc đàm phán về giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột giữa Moscow và Kiev bắt đầu từ tháng 2/2022, 4 ngày sau khi Nga bắt đầu hoạt động quân sự.

Ba vòng đàm phán đầu tiên được tổ chức tại Belarus, và vào ngày 10/3/2022, họ tiếp tục tại Istanbul với cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga và Ukraine.

Ngoài ra còn có các cuộc đàm phán cấp phái đoàn giữa Ukraine và Nga, do ông David Arakhamia - lãnh đạo phe của Tổng thống Vladimir Zelensky trong quốc hội, và ông Vladimir Medinsky - Trợ lý hàng đầu của Tổng thống Vladimir Putin, dẫn đầu.

Đến tháng 4/2022, các phái đoàn đã ký tắt vào phiên bản của thỏa thuận (cùng với danh sách các điểm mà họ không đồng ý) sau đó được các phương tiện truyền thông tham khảo, và được WJS đăng tải.

Trong khi đó, Nga đã rút quân khỏi gần Kiev, và các phái đoàn đã đi theo con đường riêng của họ. Hóa ra, họ sẽ không bao giờ gặp lại nhau.

Ông Boris Johnson đến thăm Kiev hôm 10/4/2022, và ngay sau chuyến thăm, phía Ukraine đã rút khỏi quá trình đàm phán.

Câu chuyện của họ nhanh chóng chuyển sang cuộc nói chuyện hão huyền về việc giành được một chiến thắng trọn vẹn.

Có gì trong các thỏa thuận mà Kiev đột ngột rút lui?

Trước hết, trên thực tế, Kiev sẽ lấy lại tất cả lãnh thổ của mình, bao gồm cả Donbass, để đổi lấy tình trạng trung lập.

Có một số lựa chọn nhất định trên bàn thậm chí liên quan đến Crimea - một tình huống mà giờ đây sẽ không thể thực hiện được.

Nhưng quan trọng nhất, những thỏa thuận hòa bình này là cơ hội cuối cùng để ngăn chặn những gì bắt đầu khi một hoạt động quân sự tương đối hạn chế biến thành một cuộc chiến tranh toàn diện kéo dài.

Cho đến gần đây, nhờ có Tạp chí WSJ, nhiều người tự tin nói rằng, quyết định cuối cùng về việc chấm dứt quá trình đàm phán đã được đưa ra bởi chính Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky.

Các sự kiện trước đó nói rằng, Ukraine đã sẵn sàng ký các thỏa thuận, nhưng sau đó cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đến Kiev, và nói cho ông Zelensky chấm dứt quá trình đàm phán, được cho là đã nói: “Các bạn không nên ký bất cứ điều gì với tất cả, và hãy chiến đấu thôi”.

Moscow đã biết câu chuyện, và có nhiều đồn đoán rằng, Kiev không có tiếng nói gì trong vấn đề này, và người Anh đã phá hỏng mọi thứ.

Tuy nhiên, hóa ra mọi thứ không đơn giản như vậy. Theo tờ báo, Moscow đề xuất kế hoạch sau: Theo hiệp ước Istanbul, an ninh của Ukraine sẽ được đảm bảo bởi các cường quốc nước ngoài, bao gồm Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp và Nga. Các nước này sẽ có nghĩa vụ bảo vệ Kiev nếu hiệp ước bị vi phạm.

Sự hiểu biết của Moscow về thỏa thuận có thể được tóm tắt như sau: An ninh của Ukraine được đảm bảo miễn là nước này tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận, điểm chính trong đó là tình trạng trung lập của nước này.

Trong vòng ba ngày kể từ khi có khả năng bùng nổ chiến tranh, tấn công, hoạt động quân sự hoặc bất kỳ cuộc chiến tranh hỗn hợp trá hình nào chống lại Ukraine, các nước bảo lãnh sẽ phải tổ chức tham vấn, sau đó họ sẽ có nghĩa vụ pháp lý cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine - đặc biệt là bằng cách cung cấp vũ khí và thiết lập vùng cấm bay.

Vào mùa xuân 2022, Ukraine bất ngờ tuyên bố họ sẽ ký một hiệp ước có tính ràng buộc với NATO.

Cách tiếp cận này khá phù hợp với Kiev, quốc gia mà từ giữa những năm 2000 đã mong muốn được nằm dưới “chiếc ô” bảo đảm quân sự của phương Tây.

Trên thực tế, Ukraine đã nỗ lực gia nhập NATO đến mức thậm chí còn sửa đổi hiến pháp, chính thức tuyên bố việc gia nhập NATO là mục tiêu chính của nước này.

Tầm nhìn của Kiev về thỏa thuận ngụ ý rằng, an ninh của đất nước phải được các nhà lãnh đạo NATO đảm bảo trong mọi trường hợp, bất kể hành động của Ukraine.

Ông Boris Johnson sau đó đến Ukraine, nói với Tổng thống Zelensky rằng, “hãy chiến đấu thôi”, và đó là cách chiến tranh bắt đầu.

Điều gì thực sự đã xảy ra vào tháng 4/2022?

Rõ ràng, khi đến Kiev, ông Johnson đã nói với ông Zelensky (thay mặt cho Anh, Mỹ và Pháp) một điều gì đó đại loại như: “Ông có thể ký bất cứ thứ gì ông muốn, nhưng chúng tôi sẽ không ký bất cứ thứ gì, và chúng tôi chưa sẵn sàng cung cấp bất kỳ sự đảm bảo nào, đặc biệt là xem xét các yêu cầu và cách diễn đạt của ông.

Quyết định là của ông, ông Zelensky. Nếu ông chọn chiến tranh, chúng tôi sẽ hỗ trợ ông bằng tiền và vũ khí; nếu ông chọn hòa bình, ông sẽ bị bỏ lại một mình với ông Putin”.

Điều này phù hợp với các hành động và quyết định tiếp theo của phương Tây, vì cho đến nay, không ai ở phương Tây thực hiện bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào liên quan đến Ukraine.

Ngay cả những thỏa thuận về hỗ trợ quân sự được ký kết vào mùa xuân này cũng không gì khác hơn là một tập hợp các tuyên bố có lợi cho phương Tây.

Đây là lập trường chung của các nhà lãnh đạo phương Tây: NATO chưa sẵn sàng đưa ra bất kỳ bảo đảm nào cho Ukraine, và sẽ không ký bất kỳ thỏa thuận nào.

Nếu tất cả những điều này thực sự là sự thật (và sự thật dường như không còn chỗ để nghi ngờ), thì chính Tổng thống Zelensky là người đã đưa ra quyết định chết người là ngừng đàm phán.

Và trong khi phương Tây ép ông Zelensky phải đưa ra quyết định này thì các nhà lãnh đạo của họ cũng rơi vào cái bẫy tin rằng, xung đột có thể được giải quyết trên chiến trường.

Ở một thời điểm nào đó, thay vì đi theo một lộ trình hợp lý, giới tinh hoa phương Tây đã để cho cảm xúc lấn át mình. Tổng thống Zelensky thuyết phục họ rằng, lực lượng vũ trang Ukraine có thể đánh bại đối phương, và họ tin điều này đến mức sẵn sàng mạo hiểm vị thế chính trị của mình, và thậm chí cả tương lai của toàn bộ trật tự thế giới tự do hiện tại.

Tất cả những điều này đã đưa phương Tây đến một ngã ba đường quyết định: Phải làm gì nếu Ukraine thua? Các nhà lãnh đạo phương Tây có nên noi gương cựu Thủ tướng Johnson và để Ukraine yên với Moscow hay nên bắt đầu một cuộc chiến lớn với Nga?

Dù thế nào đi nữa, con đường họ chọn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ tiến trình lịch sử thế giới.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.