Gỡ rối... cho thí sinh

GD&TĐ - Rất nhiều thí sinh có mức điểm từ 19 điểm trở xuống băn khoăn không biết có nên điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học hay không. Lý do đơn giản là các em sợ ra trường không xin được việc làm.

Thí sinh nên cân nhắc: Chấp nhận khó khăn đèn để học đại học sách hay buông bỏ để theo đuổi sự dễ dàng. Ảnh minh họa/internet
Thí sinh nên cân nhắc: Chấp nhận khó khăn đèn để học đại học sách hay buông bỏ để theo đuổi sự dễ dàng. Ảnh minh họa/internet

Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo: Hiện nay, đất nước vẫn đang rất cần đội ngũ tri thức, những người có trình độ lao động được tào đạo từ đại học trở lên.

Vì vậy quyền lựa chọn là ở các em, song các em nên cân nhắc thật kỹ: Chấp nhận khó khăn đèn sách để học đại học hay buông bỏ để theo đuổi sự dễ dàng.

Lo ngại xin việc

Thí sinh Nguyễn Đình Tùng ở Thanh Hóa cho biết: Điểm tổ hợp xét tuyển khối A: Toán, Lý Hóa của em đạt 18,5 điểm, em đang băn khoăn có nên điều chỉnh nguyện vọng sang Trường Đại học Mỏ địa chất hay đi làm công nhân luôn.

Tùng lo ngại nếu đỗ đại học rồi nhưng nay mai ra trường cũng không xin được việc làm. Nếu có việc làm thì cũng không được làm kỹ sư mà vẫn phải làm công nhân. Như vậy uổng công đèn sách mà lại vất vả cho gia đình. Hơn nữa, lương kỹ sư bây giờ được 6 đến 7 triệu đồng/tháng, trong khi đó lương của công nhân được 7 đến 8 triệu đồng/tháng.

Thí sinh Nguyễn Hồng Hạnh ở Bắc Ninh - băn khoăn: Tổ hợp khối B của em đạt 18 điểm, rất khó để đỗ vào các trường đại học. Em nghe nói, học đại học xong bị thất nghiệp nhiều nên rất sợ. Em đang tính đi làm ngay để hỗ trợ gia đình về kinh tế.

Rất cần những cử nhân, kỹ sư

Liên quan đến câu chuyện thất nghiệp sau khi học xong đại học, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT)- đính chính: Bản tin về thị trường lao động hàng quý thống kê những người có trình độ đại học trong độ tuổi lao động từ 15 đến 60 tuổi không có việc làm là ở thời điểm thống kê.

Ví dụ: Quý IV của năm 2016 con số này đưa ra là 218.000 người; quý I của năm 2017 là 138.000 người. Tuy nhiên, các bạn nên nhớ đó là những người có trình độ đại học trong độ tuổi lao động từ 15 đến 60 tuổi và là ở thời điểm thống kê, chứ không phải là sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường.

"Rất dễ hiểu điều này vì, thị trường lao động của chúng ta ra vào một cách linh hoạt. Song đó mới là thị trường lao động" - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thị Kim Phụng nhấn mạnh.

Còn tiến sỹ Trần Xuân Thành – Trưởng phòng Công tác sinh viên (Trường Đại học Mỏ địa chất) - phân tích: Nếu các em học ở Trường Đại học Mỏ địa chất, sau khi tốt nghiệp ra trường, mức lương trung bình của một kỹ là 7,8 triệu đồng. Nếu các bạn đi làm công nhân luôn ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; mức lương đạt 7 triệu đồng/tháng, nếu làm tăng ca thì có thể đạt hơn 8 triệu đồng/tháng.

"Tuy nhiên, nếu các em làm ở các khu công nghiệp thì hầu hết đến 35 tuổi người ta sẽ xa thải, bởi vì độ tuổi vàng của người lao động là từ 18 đến 35 tuổi. Nhưng nếu các em theo đuổi con đường đại học của mình thì 35 tuổi mới là thời điểm các em đạt độ chín về kiến thức, sự nghiệp và đạt độ chín về thành công trong cuộc sống.

Vậy thì lựa chọn như thế nào, đương đầu với thử thách 5 năm học đại học hay buông bỏ để chấp nhận với sự dễ dàng hơn thì đó là quyền lựa chọn của tất cả các em" - Tiến sỹ  Trần Xuân Thành đặt vấn đề.

Tiến sỹ Trần Xuân Thành phân tích thêm: Bill Gates bỏ học để thành công, chủ tịch Hội đồng quản trị của facebook cũng bỏ học để thành công nhưng những người thành công như thế có chiếm đa số trong xã hội của chúng ta hay không?!

Trong khi Việt Nam vẫn đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và rất cần đội ngũ tri thức, trình độ có chất lượng. Đó là những cử nhân, những kỹ sư trong tương lai, chứ không chỉ là những người lao động phổ thông.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.