Giúp học sinh học tốt biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ

GD&TĐ - Trong số các biện pháp tu từ của chương trình Ngữ văn lớp 6 và lớp 7, học sinh dễ dàng nhận ra so sánh, nhân hoá nhưng các em thường nhầm  lần ẩn dụ với hoán dụ.

Giúp học sinh học tốt biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ

Trước thực tế này, cô Tạ Thị Ngọc Anh (Trường THCS Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm giúp học sinh cảm nhận và vận dụng tốt hai biện pháp tu từ này.

Những đặc trưng của tu từ ẩn dụ, hoán dụ

Ẩn dụ tu từ được coi là so sánh ngầm vì cơ sở cấu tạo giống như so sánh tu từ.

Các nhà nghiên cứu thường căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của ẩn dụ tu từ để phân chia thành các kiểu sau:  Ẩn dụ hình tượng, ẩn dụ bổ sung, ẩn dụ tượng trưng.

Dựa trên cơ sở mối tương đồng giữa đối tượng được thay thế tên gọi và đối tượng được sử dụng làm ẩn dụ, ẩn dụ hình tượng được phân loại thành bốn  kiểu. 

Cách phân chia 4 loại ẩn dụ trong SGK hiện nay như sau: Ẩn dụ phẩm chất, hành động; ẩn dụ hình thức; ẩn dụ cách thức, phương tiện; ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Hoán dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên mối quan hệ liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng” (Cù Đình Tú- Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt- NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1983)

Về hình thức, hoán dụ tu từ chỉ có vế biểu hiện còn vế được biểu hiện không phô ra mà ẩn giấu. Người tiếp nhận phải dựa vào quan hệ liên tưởng logic khách quan để phát hiện đối tượng được biểu hiện.

Bằng biện pháp hoán dụ, một đặc điểm tiêu biểu của đối tượng được sử vào dấu hiệu của đối tượng có thể phân chia kiểu hoán dụ này thành các tiểu loại sau:

Dùng dấu hiệu hình thức của đối tượng biểu thị đối tượng; dùng vật sở thuộc, phương tiện, kết quả của đối tượng biểu thị đối tượng; dùng dấu hiệu trạng thái, tính chất, hành động biểu thị đối tượng; dùng dấu hiệu không gian tồn tại của đối tượng, sự vật tồn tại trong đối tượng biểu thị đối tượng.

Dựa trên mối liên hệ logic khách quan giữa đối tượng biểu hiện và đối tượng được biểu hiện, hoán dụ được phân loại thành các kiểu sau: 

Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng; hoán dụ dựa trên quan hệ giữa dấu hiệu của đối tượng và đối tượng; hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận và toàn thể; hoán dụ dựa trên quan hệ giữa đối tượng chứa đựng và đối tượng được chứa đựng : (Đây là cách phân chia trong SKG).

Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ:

Hoán dụ

Ẩn dụ

Giống

- Tác dụng: đều là biện pháp tu từ nên chúng có tác dụng làm cho câu văn thêm gợi hình gợi ảnh,giàu tính biểu cảm

- Cấu tạo: lấy sự vật hiện tượng này để gọi cho sự vật hiện tượng khác.

Khác

- Dựa trên quan hệ tương cận

- Lô gíc có thực, mang tính khách quan

- Dựa trên quan hệ tương đồng

- Lô gic chủ quan

Tổ chức học sinh cảm thụ và sử dụng biện pháp tu từ

Giáo viên có thể chia ra 3 mức độ cảm thụ biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ của học sinh.

Theo đó, với mức 1: Nhận diện biện pháp tu từ, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Tìm xem biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ được thể hiện qua chi tiết hình ảnh nào.

Bước 2: Tìm ra sự vật, hiện tượng bị ẩn đi.

Bước 3: Tìm ra sự tương đồng giữa sự vật, hiện tượng bị ẩn đi với sự vật, hiện tượng dùng để thay thế.

Mức 2: Viết được đoạn văn cảm nhận được giá trị biện pháp tu từ. Ở mức này, giáo viên cũng hướng dẫn theo 3 bước như sau:

Bước 1: Nhận diện được biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

Bước 2: Xác định giá trị của biện pháp tu từ đó

Bước 3: Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong đoạn văn này sẽ có mở đoạn (Văn bản đó sử dụng biện pháp tu từ nào?);

Thân đoạn: Biện pháp tu từ ấy được thông qua hình ảnh, chi tiết nào? Đối tượng nào đã được ẩn đi? Diễn đạt câu văn ra sao? Đối tượng được ẩn đi được miêu tả như thế nào và mang ý nghĩa gì? Tình cảm và tài năng của tác giả?;

Kết đoạn: Khẳng định ngắn gọn giá trị của biện pháp tu từ.

Mức 3: Học sinh vận dụng  biện pháp tu từ trong bài làm của mình.

Ở bước này, giáo viên tổ chức cho học sinh đặt câu. Học sinh làm việc theo nhóm và từng nhóm lên trình bày và nhận xét.

Khi tổ chức cho học sinh viết đoạn văn, giáo viên nên thực hiện trong phần luyện tập, thời gian kiểm tra bài cũ, trong bài kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra 1 tiết. Phần này không nên làm theo nhóm mà làm việc cá nhân. Sau đó, giáo viên sẽ mời một học sinh lên đọc, một số học sinh khác sẽ nhận xét.

Với việc tổ chức cho học sinh viết bài tập làm văn, giáo viên chỉ có thể thực hiện vào giờ kiểm tra hai tiết tập làm văn, có thể đan lồng trong các bài văn miêu tả hoặc kể chuyện sẽ dễ dàng hơn với học sinh. 

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truy lùng quốc tế

GD&TĐ - Nga đang triển khai chiến dịch truy lùng ráo riết tại một số nước để bắt các nghi phạm liên quan vụ khủng bố đẫm máu tại Moscow.