Giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

GD&TĐ - Công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà cấp ủy, chính quyền huyện Lâm Bình đề ra.

Mô hình nuôi dê sinh sản của gia đình bà Ma Thị Chiếu, thôn Ngọc Minh, xã Minh Quang (Lâm Bình). Ảnh: Xuân Cường
Mô hình nuôi dê sinh sản của gia đình bà Ma Thị Chiếu, thôn Ngọc Minh, xã Minh Quang (Lâm Bình). Ảnh: Xuân Cường

Đồng bộ nhiều giải pháp

Lâm Bình là huyện vùng cao, vùng xa của tỉnh Tuyên Quang với 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 95%.

Tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao, đời sống của nhân dân khó khăn, cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân còn thiếu thốn. Chính vì vậy, công tác giảm nghèo luôn được chính quyền nơi đây quan tâm.

Các chính sách, chương trình giảm nghèo cho đồng bào luôn được huyện triển khai đồng bộ. Công tác, chương trình giảm nghèo được thực hiện rất linh hoạt như: Mô hình sinh kế trồng trọt, chăn nuôi, cho vay nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội ưu đãi, chăm lo đời sống của gia đình chính sách…

Giai đoạn 2019-2023, huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế như Chương trình 30a, 135, chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, các Chương trình mục tiêu quốc gia… với tổng số vốn trên 420 tỷ đồng.

Hỗ trợ đầu tư, sửa chữa trên 150 công trình; hỗ trợ đất ở cho 17 hộ gia đình, đất sản xuất cho 36 hộ; hỗ trợ 897 hộ chuyển đổi nghề; đầu tư 2.433 công trình nước sạch phân tán...

Ông Mo Văn Hiểu ở thôn Nà Chang, xã Khuôn Hà (Lâm Bình) là hộ nghèo được vay 80 triệu đồng của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để chăn nuôi trâu sinh sản.

Sau lần vay đầu tiên sử dụng nguồn vốn hiệu quả, ông Hiểu tiếp tục được Phòng giao dịch tạo điều kiện cho vay vốn lần thứ 2 vào cuối năm 2023. Nguồn vốn đã giúp ông có thêm nguồn lực để chăm sóc đàn trâu phát triển tốt, qua đó tạo việc làm cho gia đình và nâng cao thu nhập, giúp ông vươn lên thoát nghèo.

Năm 2023, gia đình bà Ma Thị Chiếu ở thôn Ngọc Minh, xã Minh Quang (Lâm Bình) được hỗ trợ 8 con dê sinh sản từ dự án phát triển sản xuất cộng đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Sau gần một năm tích cực chăm sóc, đàn dê sinh trưởng tốt góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Cùng với các chương trình, dự án phát triển kinh tế, các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo đối với học sinh, sinh viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng được huyện đẩy mạnh triển khai thực hiện.

Đến nay kết quả giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện đã được nâng lên rõ rệt. Năm 2023, tỷ lệ học sinh xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98%; học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS đạt 98%; tốt nghiệp THPT đạt 86%. 10/10 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục - xóa mù chữ các cấp học; 12 trường đạt chuẩn quốc gia.

Các cấp chính quyền huyện Lâm Bình còn vận động các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp kinh phí để hỗ trợ cho chương trình giảm nghèo, mục đích không để ai bị bỏ lại phía sau.

2 chinh sach.jpg
Người dân huyện Lâm Bình phát triển kinh tế hiệu quả từ nguồn vốn chính sách. Ảnh: Công Đại

Từng bước vươn lên

Qua ba năm triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện, các chính giảm nghèo đã đem lại kết quả quan trọng.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của huyện Lâm Bình giai đoạn 2022-2025 giảm 7,39%, cụ thể: Số hộ nghèo đầu năm 2022: 6.334 hộ, chiếm 55,91%; cuối năm 2022 là 5.563 hộ, chiếm 48,52% (giảm 771 hộ).

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm 7,58%, đạt 111% kế hoạch; thu nhập bình quân đầu người đạt 40,7 triệu đồng/người, đạt 100,2% kế hoạch…

Huyện đang phấn đấu đến hết năm 2024 giảm 732 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 34,15%.

Bộ mặt của huyện vùng cao Lâm Bình ngày càng có sự đổi thay rõ rệt. Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống của nhân dân được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; cơ cấu kinh tế phát triển theo đúng định hướng; du lịch, thương mại, dịch vụ phát triển; đời sống nhân dân được nâng lên.

Huyện Lâm Bình còn đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền giảm nghèo thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số. Các văn bản của tỉnh, huyện về triển khai công tác giảm nghèo cùng với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đến với bà con.

Trong đó, quan tâm tuyên truyền đồng bào tích cực tham gia các phong trào thi đua: Giảm nghèo bền vững, chung tay xây dựng nông thôn mới; phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường...

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện còn tồn tại một số khó khăn như:

Nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2024-2029, huyện Lâm Bình xác định ưu tiên tập trung các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa huyện với các huyện trong tỉnh. Đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; tiếp tục xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc.

Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.