Giúp con bỏ... tật 'chém gió'

GD&TĐ - Nhiều cha mẹ cho biết phát hoảng, thậm chí sốc khi thấy con mình thường “chém gió” với bạn bè, thích sống ảo và dần dần không còn trung thực nữa.

Ảnh minh họa: INT.
Ảnh minh họa: INT.

Không được xem nhẹ

Chị Nguyệt Hà (Long Biên, Hà Nội) thực sự bất ngờ khi vô tình nghe được câu chuyện mà con trai chị kể với các bạn cùng khu tập thể. Cụ thể, vợ chồng chị chưa có bất kỳ dự tính nào cho kỳ nghỉ hè của cả nhà. Nhưng con chị đã không ngần ngại… khoe với các bạn là sẽ được đi du lịch ở Nhật Bản một tuần. Theo chị Hà, con còn nói mới được bố mẹ cho đi ăn ở khách sạn xịn nhất,…

Với những thông tin này, nữ phụ huynh cho biết, gia đình chưa hề có kế hoạch hay hoạt động như lời con trai chị nói. Trong khi đó, gần đây mỗi khi đón con, chị đã phải nán lại để nghe những phản ánh về tình trạng thiếu tập trung của con trong giờ giảng, và cháu đang đứng trong nhóm những học sinh cá biệt của lớp.

Chị Huyền Trang (Ba Đình, Hà Nội) cho hay, con trai đang học lớp 5 thường đến lớp khoe bố làm giám đốc ngân hàng; mẹ làm ở đài truyền hình, còn ông bà đều là người có chức tước,… trong khi gia đình chị chỉ là công chức bình thường. Chị Trang không hiểu sao con mình lại thường khoe khoang như thế với bạn bè.

Theo chuyên gia, “chém gió” không phải là hành vi quá nghiêm trọng của con trẻ nhưng nếu người lớn coi đó là một thói quen vô hại, không cần chấn chỉnh, dần dần con sẽ trở nên thiếu trung thực. Vì vậy, nếu hành vi này lặp lại, cần có định hướng cho con vượt qua những cơn hào hứng quá đà.

Theo chuyên gia tâm lý Lê Hoàng Lan, trẻ phóng đại sự thật lên rồi kể cho mọi người nghe để tạo sự quan tâm, thậm chí có bé “chém gió” để thỏa lòng mong ước của mình. Con nói về kỳ nghỉ ở Nhật vì đó là nơi chúng đang mơ được đến,… hoặc trong con mắt của trẻ, khả năng của người lớn về mọi thứ là rất phi thường. Con luôn ao ước có thể làm được những việc của người lớn.

Tuy nhiên, thực tế là không thể, vì thế chúng sẽ tìm mọi cách để “nổ”, thậm chí đơn giản chỉ vì chúng thích được khen ngợi và mong muốn bạn bè có ấn tượng thật tốt về mình mà thôi.

Bên cạnh đó, trẻ thường có cảm giác tự hào vì nhiều lý do. Bắt đầu là do bắt chước hoặc học hỏi từ môi trường sống của trẻ hay mạng xã hội. Khoe khoang để thu hút sự chú ý, cũng như được bạn bè coi là cá nhân đặc biệt. Do đó con muốn che dấu những điểm yếu của mình. Bởi có khả năng do trẻ không có gì quá nổi bật học hành hay các lĩnh vực khác nên tự hào thái quá về bản thân là một trong những cách hiệu quả nhất mà trẻ thích lựa chọn.

Mặc dù việc “chém gió” không gây hậu quả lớn, là một biểu hiện bình thường mà bất kỳ trẻ nào cũng có, nhưng nếu để lâu có thể làm trẻ “quen miệng” và ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con, khiến con ngày càng sống ảo tưởng. Vì vậy, người lớn cần chọn cách ứng xử thật tốt để con có thể loại bỏ được thói quen không tốt.

giup-con-bo-tat-chem-gio2.jpg
Ảnh minh họa: INT.

Coi trọng tính trung thực

Khi phát hiện trẻ nói khoác loác, không đúng sự thật, thường sống ảo, cha mẹ không nên giận dữ, quát tháo ầm ĩ và dọa nạt mà nghiêm khắc hỏi trẻ: “Con đã nói đúng chưa?”. Thậm chí, cho cơ hội để con tự thành thật với chính mình.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên "phá tan" nỗi ám ảnh sợ hãi khi trẻ làm điều gì đó sai, hoặc sợ không được quan tâm bằng cách giải thích cho trẻ biết bạn luôn yêu thương cho dù chúng có làm gì sai đi chăng nữa, nhưng phải trung thực thừa nhận.

Cũng theo chuyên gia Lê Hoàng Lan, khi con “chém gió” quá nhiều, cha mẹ nên thẳng thắn sửa, nói với con rằng: “Nhà mình sẽ thật vui khi được đi thăm Nhật Bản. Có thể một ngày nào đó mình sẽ đến nơi đó nhưng con không nên nói với các bạn là con sẽ đi vào hè này khi mà bố mẹ chưa lên kế hoạch cụ thể”. Hãy cho con biết rằng nếu không nói sự thật mọi người sẽ không còn tin vào những gì mình nói sau này nữa.

Cha mẹ cũng cần đưa ra thái độ và hành vi cần thiết và đúng đắn để trẻ noi theo, dùng từ ngữ, lời nói khéo léo, lựa chọn những từ không buộc tội hoặc chỉ trích trực tiếp hoặc làm mất uy tín của con.Ví dụ, có thể nói: “Tại sao mình phải nói điều không có thật thế đúng không con? Lần sau con đừng lặp lại thế nhé”. Chuyên gia nhấn mạnh, trên thực tế, từ việc trò chuyện với con cái, cha mẹ có thể khám phá ra những nguyên nhân khiến trẻ tự hào thái quá, sống ảo, cho dù là do bắt chước, hay do trẻ cảm thấy thua kém,...

Nếu do bắt chước, cha mẹ cần làm gương cho trẻ. Hãy trở thành tấm gương tốt để con thể hiện thái độ đúng đắn. Nếu trẻ muốn thu hút sự chú ý, nói với trẻ những cách mà con có thể làm thay vì “chém gió”. Nếu vì do tự ti, hãy giúp con bạn cải thiện bằng cách làm nổi bật những lợi thế trẻ có. Ngoài ra, cần tạo một thoả thuận chung, cho trẻ biết hậu quả của hành vi sống ảo, khoe khoang.

Cha mẹ có thể lấy những phần thưởng mà trẻ thích để khuyến khích. Như vậy, con có thể học được một điều rằng khi có hành vi tốt, trẻ sẽ nhận được những món quà mà mình rất thích. Đối với những trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể giải thích cho con qua việc kể những câu chuyện cổ tích và những tác động tiêu cực đối với một người nào đó khi họ thích khoe khoang, sống ảo.

Theo chuyên gia Lê Hoàng Lan, cha mẹ cũng không nên đưa ra phản ứng tích cực hoặc mặc kệ những gì con đang sống ảo, khoe khoang hoặc điều chúng làm chưa trung thực. Vì con trẻ có thể cho rằng những hành vi như vậy là hợp lý. Trẻ có thể chưa đủ nhận thức đủ đầy về những điều gì tốt và không tốt, thậm chí còn có xu hướng lặp lại những hành vi sống ảo đó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine.

Số quân nhân đào ngũ tăng vọt?

GD&TĐ -Tờ Financial Times (FT) ngày 1/12 đưa tin, năm 2024 số lượng binh lính Ukraine bị buộc tội đào ngũ nhiều gấp đôi so với năm 2022 và 2023 cộng lại.

'Phòng chuộc' hiện vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

'Phòng chuộc' ở Peru

GD&TĐ - Ở vùng cao nguyên phía Bắc Peru có thành phố lịch sử Cajamarca, nơi Đế chế Inca vĩ đại đã sụp đổ.