Giúp bé “cai” nghịch “ớt“

Đưa con trai bốn tuổi về thăm nội 10 ngày, vợ chồng em điếng người vì cái tật vui vẻ xuề xòa của người ở quê. Ông bà, chú bác vô tư “nựng” con chim nhỏ của cháu, nói chuyện rổn rảng về giới tính trước mặt cháu...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Về lại thành phố, cháu nhà em mắc tật… sờ chim, cha mẹ nhắc thế nào cũng không bỏ. Cô giáo cháu vừa gọi phụ huynh lên trao đổi rằng cháu làm chuyện khó coi trong giờ ngủ ở lớp. Làm sao loại được hành vi xấu này ở trẻ?

- Chúng ta đều biết, giáo dục giới tính giúp trẻ xây dựng khuynh hướng đúng đắn về giới và ít tò mò hơn. Bắt đầu từ ba tuổi, trẻ đã có nhận biết về mình và trí tưởng tượng luôn thôi thúc trẻ khám phá cái mới. 

Chính lúc này, thái độ hành vi của người lớn ảnh hưởng đến trẻ rất nhanh chóng. Trẻ luôn để ý và muốn xâm nhập vào thế giới người lớn bằng cách bắt chước.

Ở độ tuổi mầm non, trẻ trai rất hứng thú với “chồi nụ” của mình và có thể thấy khoái cảm khi giỡn chơi nó. Khi được cha mẹ kỳ cọ tắm rửa, mắc tiểu, trẻ bị ngứa gãi vô tình cầm xóc xóc, ngồi đu quay thú nhún, trèo cây, ôm gối…, hưng phấn tính dục của trẻ được đánh thức. 

Trẻ ngạc nhiên trước khám phá mới mẻ này và muốn “ôn lại”, hành động này ở trẻ chỉ như một trò chơi mà thôi, hoàn toàn không liên quan gì đến sự cực khoái.

Sau chuyến về thăm quê, mọi người xúm vào trêu chọc, đùa nghịch khiến bé cảm thấy hãnh diện về việc mình có “con chim nho nhỏ” mà trẻ gái không có, nên nảy sinh ý muốn khoe khoang. Đồng thời bé cũng có cảm giác dễ chịu như được gãi đúng chỗ ngứa, khiến bé muốn nhắc lại động tác đó (khi ở nhà cũng như ở trường).

Trước những tình huống trớ trêu này, nhiều phụ huynh thường mắc sai lầm là hốt hoảng, trách mắng, đánh phạt con. Điều đó không giúp cậu bé “cai” được tật, mà còn khiến trẻ bị áp lực và rơi vào các biểu hiện rối loạn khác (mặc cảm, lo âu hoặc rối nhiễu về hành vi và nhận thức). 

Không nên phê bình cháu gay gắt và không cần giải thích về hành vi “xấu xa” đó, vì rất ít trẻ có thể hiểu được khái niệm này.

Thấy con sờ chim, cô giáo, cha mẹ và người nhà nên làm lơ, không nói gì đến chim, đừng cấm đoán mà kéo sự chú ý của con vào việc khác. Không để bé cởi truồng. 

Áp dụng một mẹo nhỏ: mỗi lần tắm rửa cho con hoặc thay quần áo, hãy “vô tình” cho bé cầm một món đồ yêu thích mới lạ nào đó - nhớ là đồ chơi mới nhé, vì nếu là đồ chơi cũ mèm rồi thì bé chẳng thèm.

Nên cho con mặc quần short vải dày có dây kéo thay vì quần đùi vải thun lưng chun, bé sẽ khó lòng sờ ngoài quần hoặc “mò” qua ống quần hoặc cạp quần. 

Hãy để tay chân bé “bận rộn” với các hoạt động vui thích: chơi xếp hình với cha hoặc phụ mẹ làm việc, tất nhiên luôn đi kèm với “phần thưởng”, đôi khi chỉ cần là lời cảm ơn hoặc khen ngợi cũng đủ làm bé tự hào.

Đặc biệt, cha mẹ cần giữ gìn tâm hồn non nớt của trẻ bằng cách kiểm soát trẻ trong việc tiếp xúc với những hình ảnh “nhạy cảm” qua quảng cáo, phim ảnh, truyện tranh... 

Khuyến khích trẻ chơi đùa với các bạn cùng trang lứa, vì chơi sẽ giúp trẻ học được tính sáng tạo, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, tự kiểm soát và học được cách hòa hợp với người khác.

Theo PNO

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.