Giới hạn tại Vương quốc Anh của du học sinh Trung Quốc

GD&TĐ - Sinh viên Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhất tại Vương quốc Anh với gần 144 nghìn sinh viên vào năm 2020 - 2021.

Vương quốc Anh không còn là điểm đến yêu thích của du học sinh Trung Quốc.
Vương quốc Anh không còn là điểm đến yêu thích của du học sinh Trung Quốc.

Những yếu tố chính thu hút du học sinh đến Vương quốc Anh là tài nguyên giáo dục và nền kinh tế của Vương quốc Anh, việc cung cấp ngôn ngữ tiếng Anh và sự thúc đẩy tiềm năng việc làm của họ.

Tuy nhiên, học tập tại Vương quốc Anh không phải là trải nghiệm “màu hồng”. Rào cản liên quan đến ngôn ngữ, tương tác xã hội, điều chỉnh tâm lý, thành tích học tập và việc làm là những thách thức mà sinh viên Trung Quốc thường gặp phải ở Anh. Mặc dù trả học phí cao, họ không được hưởng các chính sách hay cơ hội thực tập, việc làm tại nước sở tại.

Brexit và đại dịch Covid-19 đã dẫn đến những tác động tiêu cực đối với sinh viên Trung Quốc tại Vương quốc Anh, nhất là về tâm lý và kết quả học tập. Do đó, GS Ming Cheng, Viện Giáo dục Sheffield, Đại học Sheffield Hallam, Vương quốc Anh, đánh giá trong dài hạn, giáo dục Anh sẽ không còn đủ sức hấp dẫn với lượng du học sinh đông đảo nhất cả nước.

Vì vậy, du học sinh Trung Quốc đang dần dịch chuyển sang các trung tâm giáo dục ở châu Á, Nam Mỹ, Trung Đông do tiêu chuẩn giáo dục cao, cơ sở hạ tầng quốc gia và sự gần gũi về văn hóa và khu vực.

Trong khi đó, Trung Quốc đã trở thành điểm đến lớn thứ ba thế giới của sinh viên quốc tế (sau Hoa Kỳ và Vương quốc Anh). Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ sinh viên quốc tế thông qua việc phân bổ quỹ hỗ trợ cho học phí và học bổng. Điều này trái ngược với thông lệ của một số trường đại học Vương quốc Anh tập trung vào lợi ích tài chính khi tiếp nhận lưu học sinh.

Trước thực tế trên, GS Ming Cheng cho rằng, đã đến lúc ngành giáo dục đại học Vương quốc Anh cần nắm bắt thực tế về sự cạnh tranh ngày càng tăng và sự đa dạng trong thị trường sinh viên toàn cầu. Ngành giáo dục phải cải thiện chất lượng đào tạo, chính sách hỗ trợ lẫn cơ hội việc làm cho du học sinh, tương đương với sinh viên trong nước.

“Một cách tiếp cận cần thiết là hiểu và đáp ứng những mối quan tâm cụ thể của sinh viên Trung Quốc. Các tổ chức giáo dục đại học của Vương quốc Anh phải chứng minh sức mạnh của các chương trình học thuật và khả năng tiếp cận các kết nối ngành, cơ hội làm việc mà trường cung cấp”, GS Ming Cheng chia sẻ.

Theo khảo sát du học sinh Trung Quốc, cơ hội việc làm là động lực chính khi họ chọn địa điểm du học. Vì vậy, để giữ chân “nguồn lực kinh tế” này, các trường đại học Vương quốc Anh cần tăng cường phát triển việc làm cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là sau các chương trình thạc sĩ. Những chiến lược này sẽ giúp chứng minh giá trị của bằng cấp tại Vương quốc Anh.

Ngoài ra, theo GS Ming Cheng, Vương quốc Anh cùng cần đẩy mạnh tương tác văn hoá cho du học sinh và sinh viên, giảng viên và người dân bản địa. Thiếu sự tương tác giữa sinh viên trong nước và sinh viên Trung Quốc là một vấn đề dai dẳng ở các trường đại học Vương quốc Anh nên đã đến lúc nó được giải quyết đúng đắn.

Các trường đại học cũng cần đào tạo đầy đủ cho nhân viên và sinh viên để nâng cao nhận thức liên văn hóa, đặc biệt liên quan đến việc các nền văn hóa và giá trị khác nhau có thể hình thành nhu cầu và kỳ vọng học tập của sinh viên như thế nào. Với kiến thức này, tất cả nhân viên và sinh viên sẽ được trang bị tốt hơn để thúc đẩy những trải nghiệm quốc tế và toàn diện thực sự trong khuôn viên trường.

Theo USW

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chuyện tư pháp lạ ở Mỹ

GD&TĐ - Đúng 10 ngày trước khi chính thức nhậm chức, ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án hình sự.

Ông Trần Huy Tuấn, Bí thư tỉnh Yên Bái thăm và chúc mừng ngành GD-ĐT nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Giáo dục Yên Bái vượt khó

GD&TĐ - Còn nhiều trở ngại do điều kiện kinh tế, thiên tai nhưng ngành GD-ĐT Yên Bái vượt khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.