Giấy thông hành của cuộc sống

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tiền bạc luôn cần thiết và quan trọng đối với cuộc sống. Nhưng giá trị nó mang lại phụ thuộc vào chính nhân phẩm của người sử dụng.

Ảnh minh họa: ITN
Ảnh minh họa: ITN

Đối với người Do Thái, tiền bạc luôn là con dao hai lưỡi: Có thể giúp con người sinh tồn, nhưng cũng có thể gặm nhấm và ăn mòn linh hồn của nhân loại. Vì thế, người Do Thái cho rằng, tiền là mặt gương thăm dò nhân cách con người, vừa có thể thấy được sự ti tiện của một nhân cách, đồng thời cũng thấy được mặt cao thượng của người đó. Như vậy, rõ ràng, đồng tiền và nhân cách có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhưng tiền bạc và nhân cách cái gì là quan trọng hơn?

Tôi từng đọc được câu chuyện thú vị. Đó là vào một ngày Sabbath (thứ Bảy, ngày nghỉ ngơi và thờ phụng Chúa theo đạo Do Thái) ở thời Solomon, có ba người Do Thái cùng đến Jerusalem. Dọc đường, do thấy bất tiện vì mang theo quá nhiều tiền, họ ngồi lại bàn bạc và nhất trí chôn tiền của cả ba chung một chỗ, rồi tiếp tục lên đường. Thế nhưng, một trong số họ đã lén ở lại và đào toàn bộ số tiền giấu đi. Hôm sau, họ phát hiện tiền bị mất trộm, đoán chắc là một trong ba người đã làm, song lại không có bằng chứng. Họ bèn dắt nhau tìm đến Solomon nổi tiếng anh minh để nhờ phân xử.

Sau khi nghe chuyện, Solomon không vội xét hỏi, ngược lại còn nói: “Ta đang có một vấn đề nan giải, phiền ba vị thông minh đây góp ý giúp đỡ, sau đó ta sẽ xem xét phân xử chuyện của các vị”.

Và thế là ông bắt đầu kể câu chuyện: Ở làng nọ có cô gái được hứa gả cho chàng trai nọ, nên đã đính hôn ước. Nhưng không lâu sau, cô lại yêu người khác. Thế là, cô đề nghị hủy hôn với vị hôn phu, đồng thời bằng lòng bồi thường cho anh một khoản tiền. Nhưng vì hạnh phúc của người mình yêu, chàng trai đã đồng ý hủy hôn mà không cần tiền bồi thường.

Chẳng bao lâu, cô gái bị một ông lão lừa và bắt làm con tin để đòi tiền chuộc. Vì muốn thoát thân, cô gái nói với ông lão: “Vị hôn phu trước đây chẳng cần tiền bồi thường và đồng ý hủy hôn với tôi, vì vậy, xin ông cũng nên làm thế”. Vậy là ông lão cũng đồng ý để cô đi mà không lấy đồng nào.

Kể chuyện xong, Solomon hỏi: “Theo các vị, cô gái, chàng trai và ông lão, hành vi của ai là đáng khen nhất?”.

Người đầu tiên cho rằng, chàng trai không làm khó người khác, không lấy tiền bồi thường, hành vi rất đáng khen.

Người thứ hai cho rằng, cô gái có dũng khí hủy hôn với vị hôn phu, đồng thời muốn kết hôn với người mình thật lòng yêu thương, hành vi này rất đáng khen.

Người thứ ba nói: “Câu chuyện thật chẳng ra sao, ông lão đó đã vì tiền mà dụ bắt cô gái, nhưng sao lại thả cô ta đi trong khi chưa lấy được tiền chứ?”.

Không chờ người thứ ba nói hết, Solomon chỉ vào hắn rồi quát lớn: “Ngươi chính là kẻ trộm tiền!”.

Sau đó, Solomon giải thích: “Điều mà hai người kia quan tâm là tình yêu và cá tính của nhân vật trong câu chuyện, nhưng ngươi chỉ nghĩ đến tiền, không còn nghi ngờ gì nữa, ngươi chính là tên trộm đó”.

Ảnh minh họa ITN.

Ảnh minh họa ITN.

Câu chuyện kết thúc nhưng tôi thì cứ ngẫm nghĩ về ma lực của đồng tiền. Nó có thể biến một con người với bản tính tốt, lương thiện thành xấu xa, độc ác được không? Nó có thể biến sai thành đúng, hóa đúng thành sai được không?

Trưa hôm nọ, đi ăn cơm ở quán, tôi gặp gia đình một đồng nghiệp. Nhìn cả gia đình vừa ăn vừa chuyện trò thật đầm ấm. Đồng nghiệp nữ giới thiệu với chồng, rằng trước đây chúng tôi cùng học một trường đại học ở tận miền Nam. Ngày đó, học hành thi cử nghiêm túc nên điểm số rất thực chất. Tôi minh họa thêm, thư viện của trường lúc nào sinh viên cũng đông đúc.

Anh chồng nghe thế có trao đổi lại rằng, ngược lại, hồi học đại học anh ta chỉ mải chơi, thi xong là đến nhà thầy “chạy điểm”. Vì thế, điểm tổng kết cũng có phần ảo nhưng khi ra trường điều đầu tiên anh ấy suy nghĩ là làm sao phải kiếm được nhiều tiền (dĩ nhiên là tiền chính đáng) để vừa trang trải cho nhu cầu bản thân vừa để đáp ứng cho những khoản “lệ phí” của cuộc đời. Chào chia tay gia đình đồng nghiệp, trong tôi cứ suy nghĩ về chia sẻ của anh ấy. Phải chăng đồng tiền có thể mua được tất cả mọi thứ trên cuộc đời này?

Một thanh niên nọ đi phỏng vấn xin việc, đột nhiên gặρ một người cao tuổi trong trang ρhục giản dị tiến lên ρhía trước nói: “Tôi tìm được cậu rồi, thật cảm ơn cậu quá! Lần trước trong công viên, chính là cậu đã cứu con gái tôi bị ngã xuống hồ nước lên”. “Bác à, chắc bác nhận nhầm người rồi! Không phải cháu đã cứu con gái bác đâu ạ!”, người thanh niên thành thật trả lời.

“Là cậu, chính là cậu, tôi không thể nhầm được!”, người đàn ông lớn tuổi khẳng định lại một lần nữa.

Trước tình huống đó, người thanh niên đó cũng chẳng biết làm sao, chỉ một mực ρhủ nhận không phải mình đã cứu cô gái đó. “Không ρhải cháu đâu bác ạ. Công viên bác nói đến cháu còn chưa đến bao giờ!”.

Nghe câu nói đó, người đàn ông cao tuổi buông tay, vẻ mặt đầy thất vọng: “Lẽ nào tôi nhận nhầm người?”.

Về sau, chàng trai trẻ đó nhận được giấy thông báo trúng tuyển. Một hôm, anh lại gặp người đàn ông kia. Anh liền tiến lại chào và hỏi thăm: “Bác tìm thấy ân nhân cứu con gái bác chưa ạ?”.

“Chưa, tôi vẫn chưa tìm được người đó!”. Sau đó, ông lẳng lặng bỏ đi.

Người thanh niên trẻ khá nặng lòng, sau đó đem câu chuyện này kể lại với đồng nghiệp. Không ngờ, đồng nghiệρ cười phá lên, nói: “Ông ấy là tổng giám đốc của công ty chúng ta đó. Chuyện con gái ông bị ngã xuống nước được kể đi kể lại không biết bao nhiêu lần rồi, thực ra ông ấy không có con gái đâu!”.

“Cái gì?”, chàng trai thốt lên kinh ngạc. Anh bạn đồng nghiệp tiếp tục giải thích: “Tổng giám đốc của chúng ta vẫn thường dùng cách này để chọn nhân tài đấy. Ông ấy nói rằng, những người qua được bài kiểm tra về nhân phẩm đều có thể uốn nắn thành tài!”.

Cái cách tuyển nhân viên trên của ông tổng giám đốc đã giúp chúng ta trả lời được câu hỏi “tiền bạc và nhân cách cái nào quan trọng hơn?”. Nhân phẩm chính là giấy thông hành của cuộc sống. Vào những thời khắc con người đứng trước sự lung lay dao động giữa thiện và ác, nhân phẩm chính là sự nương tựa cuối cùng của tâm linh.

Franklin D. Roosevelt, Tổng thống thứ 32 của nước Mỹ từng nói: “Có học vấn nhưng không có phẩm đức, đó là một kẻ hung ác; có đạo đức nhưng không học vấn, đó là một người hèn mọn”. Abraham Lincoln, vị Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ cũng từng nói: “Nhân phẩm là cây, thanh danh chỉ là bóng”. Chúng ta thường chỉ nghĩ đến cái bóng của cây mà quên mất rằng chính cái cây ấy đã tạo ra bóng.

Cổ nhân cũng giảng: “Nhân phẩm là học vị cao nhất, người thực sự có tài và đức mới là trí tuệ chân chính, là nhân tài chân chính”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ