Cô Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Hiệu trưởng THCS Trưng Vương (Hà Nội):
Cô Nguyễn Thị Thu Hà |
Đề thi Ngữ văn năm nay có cấu trúc hợp lý, đảm bảo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng; kiến thức trong đề cơ bản nhưng đồng thời vẫn có phân hóa. Kiến thức cơ bản thể hiện ở các câu mức độ nhận biết như câu 1 của phần I và câu 1 phần II. Học sinh đều có thể làm được câu này.
Một trong những câu có tính chất phân hóa của đề mà tôi rất thích là câu 3 phần I. Để có đáp án hoàn chỉnh, học sinh cần yêu môn Văn và chăm học vì trong dữ liệu của đề yêu cầu học sinh chép chính xác 1 câu thơ của Bác có 2 hình ảnh là thuyền, vừa có trăng. Có thể có học sinh chỉ tìm được câu thơ chỉ có 1 trong 2 dữ liệu yêu cầu trên. Có thể nói, đây là 1 câu hỏi hay.
Đề thi đồng thời có những câu ở mức độ hiểu. Tôi đánh giá cao các câu này vì thể hiện được năng lực của học sinh, yêu cầu học sinh không chỉ nhớ tác phẩm máy móc mà trình bày được cách hiểu, ý hiểu của mình về 1 chi tiết trong tác phẩm truyện, về những hình ảnh trong tác phẩm thơ. Những câu hiểu thể hiện rõ nhất ở câu 2 phần I và phần II.
Ngoài ra, đề có câu vận dụng là câu 4 phần I và câu 3 (câu nghị luận văn học và nghị luận xã hội).
Cách sắp xếp các câu hỏi trong đề rất khoa học, theo đúng trình tự. Đầu tiên là nhận biết, sau đó đến thông hiểu và cuối cùng là vận dụng. Lệnh các câu hỏi đưa ra rõ ràng, tường minh và không làm cho học sinh bị hiểu lầm. Trong đề vừa hỏi được học sinh về tiếng Việt, giúp các em cảm thụ vẻ đẹp của tiếng Việt trong văn chương, đồng thời, vừa kiểm tra được năng lực viết của học sinh...
Cô Phạm Thị Hồng Yến – Phó hiệu trưởng Trường THCS Ngũ Hiệp (Thanh Trì):
Cô Phạm Thị Hồng Yến |
Mức độ đề phù hợp với các đối tượng học sinh, trong đó có đối tượng là học sinh ngoại thành như Trường THCS Ngũ Hiệp. Nội dung kiến thức của đề đề đều nằm trong chương trình, có cả văn học trung đại và văn học hiện đại, cùng những vấn đề cập nhật mang tính xã hội. Cá nhân tôi cho rằng, học sinh trường THPT Ngũ Hiệp đạt điểm 5 không khó với đề thi này.
Một trong những câu hỏi tôi thích là câu 4 của phần 1. Với câu hỏi này, học sinh không phải đi phân tích cả khổ thơ mà chỉ làm nổi bật một nội dung trong khổ thơ đó; yêu cầu học sinh phải thực sự hiểu, đó chính là đánh giá năng lực học sinh.
Trong 1, 2 năm gần đay, khi có sự thay đổi về cách ra đề thi, chúng tôi đã bắt đầu hướng học sinh tiếp cận tác phẩm theo cách như vậy: hiểu, nắm được vấn đề và trình bày theo cách hiểu.
Về câu nghị luận văn học, dự liệu đoạn văn đưa ra tương đối trọng tâm, nhưng các con phải đọc kĩ, không phải học nhớ máy móc có thể làm tốt được.
Cô Phạm Thị Hoa - Giáo viên môn Ngữ văn Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm:
Cô Phạm Thị Hoa |
Là một giáo viên Văn ở THPT, tôi thấy lượng kiến thức, kĩ năng trong đề thi Ngữ văn vào lớp 10 của Hà Nội năm nay có yêu cầu vừa sức với học sinh, trong khoảng thời gian 120 phút, các em sẽ hoàn thành được đề thi này. Hệ thống câu hỏi rõ ràng, hợp lý, tuy nhiên cũng có tính phân loại. Trong đề thi, có sự kết hợp hài hòa, tích hợp 3 phân môn của Ngữ văn là Tiếng Việt, Làm văn và Văn học.
Đề thi có điểm mới. Như ở câu 3 phần 1, đây là dạng câu liên hệ và so sánh. Học sinh phải yêu môn Văn và có sự hiểu biết, nhớ được kiến thức đã học mới có thể ghi lại chính xác câu thơ theo yêu cầu của đề và đạt điểm tối đa. Đây là 1 điểm mới trong cách ra đề.
Điểm mới 2, ở câu 3, phần 2, lệnh của đề không nêu viết bài hay đoạn văn mà chỉ yêu cầu nêu suy nghĩ, trình bày trong 2/3 trang giấy. Đây là lệnh khá linh hoạt để học sinh có thể viết theo cách riêng của mình.
Câu 3 phần 2, thích vì đề cập đến vấn đề gần gũi với dối tượng học sinh THCs là vai trò của gia di dnhf trong cuộc sống. Gia đình chính là cái nôi đầu tiên nuô dững các em trên bước đường trưởng thành, nhất là gia đoạn từ THCs lên THPT. Dây là vấn đề có ý nghĩ giáo dục và gần gũi.
Nhìn chung, đây là đề có điểm mới và vừa sức với học sinh, có tính phân loại. Để đạt được 9 bài này, học sinh phải thực sự yêu môn văn, có kiến thức sâu và kĩ năng làm bài và cảm thụ văn học tốt.