Giáo viên miền núi mong được ghi nhận bằng chế độ thiết thực

GD&TĐ - Các giáo viên miền núi mong muốn khi Luật Nhà giáo được thông qua sẽ tạo động lực tích cực để các giáo viên yên tâm cống hiến, tận tâm với nghề.

Giáo viên trường mẫu giáo tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Hoàng Vinh.
Giáo viên trường mẫu giáo tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tạo cơ chế để giáo viên vùng khó yên tâm đứng lớp

Theo dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT đề xuất một số chính sách. Trong đó có một chính sách đáng chú ý như: định danh, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quyền và nghĩa vụ nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo; phát triển nghề nghiệp nhà giáo…

Dự thảo cũng đề xuất về chính sách đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo. Mục tiêu của chính sách là xác định các vấn đề trong chính sách đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng nhà giáo, làm động lực để thu hút người giỏi tham gia trở thành giáo viên, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo đã vào ngành cống hiến, tận tâm với nghề.

Cô giáo Nguyễn Thị Tý – Trường Mẫu giáo Hướng Dương tại điểm trường thôn 3, Ông Bình (xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho hay, năm học 2023-2024 là năm thứ 6 cô được dạy học theo hình thức hợp đồng lao động với mức lương 3,8 triệu đồng/tháng.

“Lương giáo viên mầm non hợp đồng rất thấp, dao động ở khoảng 3,8 triệu đồng/tháng. Với tôi, dạy hợp đồng nay đã được 6 năm nhưng vẫn chưa được vào biên chế. Dạy ở vùng núi của tỉnh Quảng Nam, những giáo viên hợp đồng như chúng tôi đã dành cả thanh xuân để cống hiến cho ngành giáo dục, cho xã hội và tôi cũng mong sự cống hiến này được ghi nhận bằng những chế độ thiết thực, đặc biệt là việc tuyển dụng đặc cách”, cô Tý chia sẻ.

Cô giáo Nguyễn Thị Tý bên các em học sinh. Ảnh: NVCC.

Cô giáo Nguyễn Thị Tý bên các em học sinh. Ảnh: NVCC.

Cô Tý cũng chia sẻ, nên có chính sách đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo. Mục tiêu của chính sách là xác định các vấn đề trong chính sách đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng nhà giáo, làm động lực để thu hút người giỏi tham gia trở thành giáo viên, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo đã vào ngành cống hiến, tận tâm với nghề.

“Đội ngũ giáo viên, những người công tác trong ngành giáo dục mong chờ Luật Nhà giáo sớm được thông qua, để các thầy cô như chúng tôi an tâm công tác, yên tâm bám bản để đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của đất nước”, cô Tý cho hay.

Chủ động tuyển dụng để tránh mất nguồn nhân lực giỏi

Đóng góp ý kiến về việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên quy định Luật Nhà giáo, thầy Trần Bảo Tú – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho hay, theo Chương trình GDPT 2018 các môn học tiểu học được sắp xếp lại rất rõ cho từng khối lớp. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT chưa có quy định mới cho giáo viên tiểu học nhất là giáo viên chủ nhiệm dạy môn học nào, hiện nay GVCN dạy rất nhiều môn học.

“Ví dụ: GVCN phải dạy các môn Tiếng Việt, Toán, tự nhiên xã hội, Đạo đức, hoạt động trải nghiệm khối lớp 1, lớp 2, lớp 3; Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm khối lớp 4, lớp 5; giáo viên dạy môn Công nghệ thì các trường có giáo viên Tin học bố trí dạy phân môn Công nghệ bắt đầu từ khối lớp 3; dạy Hoạt động trải nghiệm cũng do GVCN dạy không có giáo viên dạy riêng.

Nên chăng, trong quy định Luật Nhà giáo cần quy định rõ giáo viên tiểu học nên dạy từng môn học để phát huy năng lực chuyên môn của giáo viên cho phù hợp. Có thể quy định giáo viên chủ nhiệm dạy 2 môn/lớp, cho giáo viên chủ nhiệm lựa chọn môn dạy để đăng ký, có thể giáo viên chọn dạy môn Toán và Tiếng Việt hoặc dạy môn Tự nhiên xã hội và Đạo đức,...”, thầy Tú kiến nghị.

Học sinh miền núi Bắc Trà My. Ảnh: Hoàng Vinh.

Học sinh miền núi Bắc Trà My. Ảnh: Hoàng Vinh.

Thầy Tú cũng đề xuất rằng, trong quy định Luật Nhà giáo cần quy định rõ trách nhiệm của các địa phương nhất là ngành Giáo dục kịp thời tổ chức thi hoặc xét tuyển giáo viên đối với sinh viên sư phạm mới ra trường để họ có ngay môi trường làm việc tránh dao động tâm lý xin việc sau khi ra trường.

Bởi vì hiện nay tình trạng sinh viên sư phạm ra trường không có việc làm tại trường học họ phải chấp nhận đi làm công nhân tại các khu công nghiệp tại địa phương hoặc chuyển sang làm việc khác.

“Thứ ba là cần xem xét và có quy định rõ ràng hơn nữa đối với việc tuyển dụng viên chức giáo viên. Ví dụ, người tốt nghiệp Đại học hoặc trên Đại học muốn đăng ký thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức giáo viên tiểu học do ngành Giáo dục hoặc địa phương tổ chức nhưng bị ràng buộc cứng về nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu tuyển dụng ở đây là khi họ đăng ký thi tuyển vào trường tiểu học thì họ chấp nhận xếp ngạch viên chức giáo viên tiểu học hạng III. Như vậy cũng chưa hợp lý.

Đề xuất trong quy định Luật Nhà giáo cần quy định rõ đối với việc tuyển dụng giáo viên, khi họ có văn bằng nào thì khi trúng tuyển họ được xếp ngạch giáo viên tương ứng với trình độ họ đã học”, thầy Tú nói.

Cạnh đó, hiện nay, số giáo viên có trình độ Đại học rất nhiều tại các trường và cũng có một số ít đã học sau đại học. Hầu hết, số giáo viên này đều tự học nâng chuẩn, tức là họ tự bỏ tiền ra để đi học nâng chuẩn. Tuy nhiên đến nay họ vẫn chưa được địa phương và ngành giáo dục tham mưu xét chuyển xếp ngạch.

“Đề xuất trong quy định Luật Nhà giáo cần quy định rõ trách nhiệm của các địa phương nhất là ngành Giáo dục kịp thời tổ chức xét và chuyển xếp lương theo ngạch bậc cho nhà giáo để đáp ứng với Luật Giáo dục 2019 và công sức của nhà giáo”, thầy Tú chia sẻ thêm.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Thanh Tú – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam cho hay, đội ngũ giáo viên, những người công tác trong ngành giáo dục bày tỏ mong muốn, Luật Nhà giáo sẽ sớm được thông qua, để các thầy cô an tâm công tác, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.

“Bởi những năm qua, chính sách đãi ngộ nhà giáo dù đã được Đảng và Nhà nước chú trọng, quan tâm nhưng thực tế thầy cô vẫn đang gặp những khó khăn nhất định trong cuộc sống. Nếu Luật Nhà giáo được thông qua, một số cơ chế mới được mở ra, từ đó thu hút người giỏi tham gia trở thành giáo viên, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo đã vào ngành cống hiến, tận tâm với nghề. Nhất là những địa bàn vùng núi, vùng khó khăn”, ông Nguyễn Thanh Tú nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.