Giáo viên mầm non tư thục xoay… nghề giữa đại dịch

GD&TĐ - Dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó có khối giáo dục tư thục. Nhiều giáo viên mầm non tư thục rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.

Dịch bệnh kéo dài khiến nhiều GV trường MN tư thục chuyển nghề để ổn định cuộc sống.
Dịch bệnh kéo dài khiến nhiều GV trường MN tư thục chuyển nghề để ổn định cuộc sống.

Bám trụ với nghề hay chuyển công việc để có kinh tế lo cho gia đình là câu hỏi nhiều người đang trăn trở.

Bỏ thì thương

Gắn bó với nghề gần 10 năm, nhưng sau chuỗi ngày phải tạm nghỉ dạy vì dịch bệnh, cô Duyên – giáo viên một trường mầm non tư thục trên địa bàn Hà Nội đã xin nghỉ việc để cùng chồng về quê buôn bán.

Trước đó, vợ chồng cô Duyên và 2 con thuê trọ tại quận Hà Đông (Hà Nội). Với đồng lương khoảng 5 – 6 triệu đồng, cộng khoản thu nhập từ nghề lái xe dịch vụ của chồng cũng tạm đủ chi tiêu cho gia đình. Tuy nhiên, dịch liên tục bùng phát, thu nhập của vợ chồng cô Duyên không còn đều đặn như trước. Đợt dịch này, gia đình cô đã quyết định về quê kiếm công việc khác vì không thể trụ ở thành phố.

Trở về Phúc Thọ (Hà Nội), hàng ngày cô Duyên cùng chồng dậy từ 2 – 3 giờ sáng để ra chợ đầu mối mua rau, sau đó bán lại cho một số tiểu thương lấy lời. “Công việc mới chưa quen, vợ chồng tôi gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, về quê không phải thuê nhà nên giảm bớt được chi phí, từ đó có thể lo cho các con được tốt hơn”, cô Duyên cho biết.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Vương thì tội

Cô Đỗ Thị Yến - Hiệu trưởng Trường Mầm non Thành Công (Tây Hồ - Hà Nội) cho biết: Mỗi khi có đợt dịch mới, hệ thống các trường mầm non sẽ phải nghỉ đầu tiên, giáo viên không có thu nhập, đặc biệt là trường tư.

Theo cô Yến, Trường Mầm non Thành Công có 17 giáo viên. Nhà trường vẫn cố gắng duy trì, chưa tính đến chuyện cắt giảm hợp đồng đối với giáo viên nào.

“Để ứng biến trước dịch bệnh kéo dài, một số giáo viên của trường phải tìm tạm công việc mới như bán hàng trên mạng, trông trẻ thuê cho các gia đình. Đặc biệt, có trường hợp phải về quê nhờ sự trợ giúp của gia đình vì thu nhập không đủ để trang trải cuộc sống. Tôi rất mong Nhà nước sớm có chính sách hỗ trợ người lao động, trong đó có giáo viên trường tư”- cô Yến nói.

Hàng tháng phải chi tới 60 – 70 triệu đồng tiền thuê 2 địa điểm để Trường Mầm non Tuấn Linh ở quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì (Hà Nội) hoạt động, cô Trần Thu Hương - quản lý 2 cơ sở GD này cho biết: Tiền thuê địa điểm mở trường đã đóng cả năm. Mong sao chủ nhà chia sẻ, giảm bớt tiền thuê mặt bằng để hỗ trợ nhà trường vượt qua giai đoạn khó khăn này. Các đợt dịch trước, trường đều hỗ trợ 1 triệu đồng/giáo viên/tháng, nhưng đợt này, tôi không biết xoay xở ra sao để duy trì cơ sở cho đến lúc mở cửa hoạt động trở lại...

Trước thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam đồng ý với đề xuất của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho doanh nghiệp và người lao động miễn phí bảo hiểm y tế từ tháng 6/2021 - 1/2022, cô Hương cho biết: Mọi hỗ trợ đối với người lao động trong thời điểm này đều rất đáng quý và vô cùng cần thiết. Chúng tôi đều mong chính sách đi vào cuộc sống để giảm bớt phần nào khó khăn cho giáo viên trong giai đoạn hiện nay.

Theo bà Hoàng Thanh Hương - Trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở GD&ĐT TP Hà Nội), do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các trường mầm non trên địa bàn phải tạm dừng hoạt động, thậm chí có trường không thể duy trì được nên giải thể, ảnh đến thu nhập và đời sống của giáo viên. Đây là điều không ai mong muốn. Mong rằng, dịch bệnh sớm được đẩy lùi để hoạt động giáo dục có thể vận hành bình thường, ổn định. 
Ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.