Đề nghị xem xét có chính sách đối với giáo viên mầm non tư thục

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Chính sách theo hướng: Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm và chi trả lương cho các đối tượng này hoặc Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm và chi trả lương đối với giáo viên mầm non là người dân tộc thiểu số công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục để khuyến khích, động viên họ gắn bó với nghề.

Vì hiện nay, theo quy định tại khoản 2, Điều 7 Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày của Chính phủ, giáo viên mầm non công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục chỉ được hỗ trợ về tài liệu và chi phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện khuyến khích phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập nhằm đa dạng hóa các loại hình trường, lớp mầm non, giảm áp lực đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Trong đó có một số chính sách đối với giáo viên mầm non công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục (hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; một số tỉnh, thành phố đã ban hành chính sách địa phương hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập…).

Nhằm nâng cao đời sống của giáo viên mầm non, hiện nay Chính phủ đang nỗ lực xây dựng, ban hành chính sách đối với giáo viên, trong đó có giáo viên mầm non (công lập và ngoài công lập) như: sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục; Đề án cải cách tiền lương; chính sách đối với giáo dục mầm non ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất…

Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến của cử tri để nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp trong thời gian tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.