Giáo viên ‘hiến kế’ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018

GD&TĐ - Nhiều giáo viên của TP Huế (Thừa Thiên Huế) đã 'hiến kế', gợi mở nhiều giải pháp nhằm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp tiểu học.

Hoạt động trải nghiệm đọc trong không gian văn hóa Huế đã mang đến nhiều điều lý thú cho học sinh.
Hoạt động trải nghiệm đọc trong không gian văn hóa Huế đã mang đến nhiều điều lý thú cho học sinh.

Vai trò chủ động của giáo viên

Ông Nguyễn Thuận cho biết, Hội thảo nhận được sự hưởng ứng của 32 nhà nghiên cứu, nhà giáo đến từ 23 cơ sở giáo dục và đào tạo, với 19 báo cáo khoa học. Các tham luận tham gia Hội thảo tập trung vào nội dung và lĩnh vực như: Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên; Thực trạng và giải pháp dạy học các môn học/hoạt động giáo dục; Giáo dục STEM trong bối cảnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Ngày 22/9, Phòng GD&ĐT TP Huế (Thừa Thiên Huế) tổ chức Hội thảo ‘Thực trạng và giải pháp triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học”.

Phát biểu đề dẫn, ông Nguyễn Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT TP Huế nhấn mạnh, Hội thảo nhằm đánh giá sơ bộ 5 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và 3 năm thực hiện dạy - học theo chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Đồng thời, tạo diễn đàn khoa học để gia tăng cơ hội tương tác, trao đổi học thuật, chia sẻ giải pháp cho các năm tiếp theo.

Mục tiêu của hội thảo là, trao đổi về quan điểm của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, những điểm mới của chương trình các môn học và hoạt động giáo dục. Mặt khác, nhận định về thực trạng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn TP Huế; từ đó đề xuất các giải pháp và lộ trình thực hiện có hiệu quả trong các năm tiếp theo.

Ông Nguyễn Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT Thành phố Huế phát biểu tại Hội thảo.

Ông Nguyễn Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT Thành phố Huế phát biểu tại Hội thảo.

Từ các khảo cứu, đo nghiệm thực tiễn đã cho cô Lê Thị Phương Châu - giáo viên Trường tiểu học An Cựu (TP Huế) nhận thức rõ hơn về quá trình đổi mới phương pháp dạy học; từ khâu tiếp nhận, phân tích chương trình đến nghiên cứu bài học, dự kiến và vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, xử lí các tình huống sư phạm nảy sinh…

“Chúng tôi trao đổi, lắng nghe, học hỏi từ các chuyên gia, các đồng nghiệp để phát triển chuyên môn” – cô Châu bày tỏ.

Tham luận về “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học từ và câu cho học sinh lớp 2, 3 trong môn Tiếng Việt”, cô Châu nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ có tính cấp thiết. Bởi khi các vấn đề về từ và câu được “giải mã”, người học sẽ được trang bị vốn từ phong phú, tích cực cần cho việc tiếp nhận, tạo lập ngôn bản.

Từ những tiền đề lí luận và thực trạng đã nêu, giải pháp sư phạm được đề xuất gắn với vai trò chủ động của giáo viên, đi từ các hoạt động sinh hoạt, bồi dưỡng chuyên môn đến giải pháp xây dựng cộng đồng học tập trên các diễn đàn mở; đồng thời tổ chức hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm Tiếng Việt.

Cô giáo Lê Thị Phương Châu chia sẻ tham luận về “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học từ và câu cho học sinh lớp 2, 3 trong môn Tiếng Việt”.

Cô giáo Lê Thị Phương Châu chia sẻ tham luận về “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học từ và câu cho học sinh lớp 2, 3 trong môn Tiếng Việt”.

Giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức

Cô Tuyết Anh đề xuất, cần đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn; khuyến khích, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới; xây dựng cộng đồng học tập; đổi mới công tác tự đánh giá, đánh giá đội ngũ giáo viên tại cơ sở; xây dựng môi trường tạo động lực, chăm lo đội ngũ giáo viên…

Đề cập đến các giải pháp phát triển năng lực giáo viên, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học; cô Nguyễn Thị Tuyết Anh - giáo viên Trường tiểu học Trần Quốc Toản bật mí, việc đầu tiên giáo viên cần thay đổi tư duy, nhận thức.

Tiếp đến, giáo viên cần chủ động tiếp cận và vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại. Đồng thời, tích cực ứng dụng công nghệ vào trong các giờ học; tích cực bồi dưỡng năng lực tổ chức kiểm tra, đánh giá học học. Mặt khác, giáo viên cần tăng cường phối hợp phụ huynh trong tổ chức giáo dục, dạy học cho học sinh.

Cô Nguyễn Thị Tuyết Anh - giáo viên Trường tiểu học Trần Quốc Toản trao đổi tại Hội thảo.

Cô Nguyễn Thị Tuyết Anh - giáo viên Trường tiểu học Trần Quốc Toản trao đổi tại Hội thảo.

Cũng theo cô Tuyết Anh, mỗi giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải tiên phong, tổ chức, điều hành các hoạt động học tập. Tri thức của giáo viên là những đặc điểm quan trọng trong công tác giáo dục.

Với bất cứ lớp học nào, giáo viên phải hội đủ các điều kiện về kiến thức, khả năng giảng dạy hữu hiệu và lòng nhiệt thành đối với sự nghiệp giáo dục. Bên cạnh đó, giáo viên phải có kỹ năng tổ chức hướng dẫn học sinh trong lớp, có kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học, có năng lực tự thu thập thông tin phong phú của thời đại để phục vụ yêu cầu dạy học.

Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo.

Cô Tuyết Anh nhìn nhận, mỗi một thái độ tích cực của giáo viên sẽ mang lại những thay đổi, kết quả hết sức tốt đẹp cho nền giáo dục Việt Nam. Do đó, để nền giáo dục có thể phát triển vượt bậc và đạt những thành tựu như mong đợi, mỗi giáo viên phải nâng cao năng lực, phẩm chất để đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đặc biệt là đáp ứng những đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh.

Tuy nhiên, cô Tuyết Anh cho rằng, quá trình này rất cần sự chung tay, đồng hành trực tiếp của các cấp quản lý, đặc biệt là Ban giám hiệu. Theo đó, phải đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lý đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018;

Đông đảo nhà giáo của TP Huế tham dự Hội thảo.

Đông đảo nhà giáo của TP Huế tham dự Hội thảo.

“Việc nâng cao năng lực giáo viên sẽ quyết định chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường, là quyết sách đúng đắn, bền vững để phát triển nền giáo dục có chất lượng” – cô Tuyết Anh nhấn mạnh.

TS Trần Thị Quỳnh Nga chia sẻ một số giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

TS Trần Thị Quỳnh Nga chia sẻ một số giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Đưa ra một số giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; TS Trần Thị Quỳnh Nga - giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) chia sẻ: Thứ nhất, xây dựng cộng đồng học tập, trong đó phát huy sức ảnh hưởng của các nhóm chuyên môn do Phòng GD&ĐT đề xuất nhằm phát huy nội lực trường học.

Thứ hai, kiến tạo các diễn đàn chia sẻ chuyên môn, nguồn học liệu theo chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; trong đó giáo viên luôn đảm bảo chủ động, sáng tạo, chuyên nghiệp trong hoạch định kế hoạch, trao truyền và lan tỏa các bài học kinh nghiệm…

Thứ ba, xây dựng các dự án, mô hình dạy học tích cực như: Trải nghiệm đọc trong không gian văn hoá Huế, tích hợp giáo dục địa phương qua hoạt động trải nghiệm… nhằm lan toả các giá trị văn hoá.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.