Giáo viên Hải Phòng xây dựng thiết bị dạy học số

GD&TĐ - Những bài giảng điện tử tích hợp nhiều hoạt động chất lượng, bổ ích cuốn học trò đam mê với môn học được thầy cô thiết kế trên nền tảng công nghệ.

Giáo viên huyện An Lão xây dựng thiết bị dạy học số.
Giáo viên huyện An Lão xây dựng thiết bị dạy học số.

Sáng 2/8, phòng GD&ĐT huyện An Lão khai mạc cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số. Chương trình với sự tham dự của các trường mầm non, tiểu học và THCS trong huyện.

Ông Vũ Trọng Dũng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện An Lão cho hay, cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số nằm trong chuỗi các hoạt động kỉ niệm 35 năm Ngày tái lập huyện, chào mừng An Lão đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

"Đây là hoạt động ý nghĩa thể hiện tinh thần chủ động trước yêu cầu chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong các nhà trường. Cuộc thi góp phần xây dựng và phát triển kho học liệu số, hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học, dần khắc phục những khó khăn về thiết bị dạy học trong quá trình triển khai Chương trình GDPT 2018", ông Dũng cho hay.

Cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số nằm trong chuỗi các hoạt động kỉ niệm 35 năm Ngày tái lập huyện, chào mừng An Lão đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số nằm trong chuỗi các hoạt động kỉ niệm 35 năm Ngày tái lập huyện, chào mừng An Lão đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Tham gia Hội thi, cô giáo Hoàng Thị Thơm, giáo viên Trường mầm non An Thọ thiết kế "Sách điện tử tương tác" giúp học sinh học các chủ đề về đời sống một cách dễ dàng và đầy hứng thú.

Cô Thơm chia sẻ, cô thiết kế sách "Bé tìm hiểu về các phương tiện giao thông" dành cho trẻ ở độ tuổi từ 3-5 tuổi, trẻ ngoài độ tuổi mầm non. Sản phẩm thiết kế chủ yếu trên các bộ công cụ: Cavan (công cụ thiết kế bố cục sách), Heyzine (trang tạo sách điện tử miễn phí) và một số công cụ đi kèm. Cô cũng lấy tư liệu trên các trang mạng, có video đính kèm tạo sự hứng thú cho học sinh.

Giáo viên tham dự Hội thi với nhiều sản phẩm chất lượng.

Giáo viên tham dự Hội thi với nhiều sản phẩm chất lượng.

Sản phẩm được thiết kế bao gồm 12 trang sách. Đó là những hình ảnh, video về các loại hình giao thông, hướng dẫn trẻ cách tham gia giao thông an toàn, các bé được thử tài qua phần thi trên ứng dụng.

Cô Thơm cho rằng, việc thiết kế sách điện tử như này giúp trẻ học chủ đề nhanh hơn, toàn diện hơn mà giáo viên không cần sử dụng quá nhiều tranh ảnh, video. Giáo viên có thể dùng ngay trong góc học tập, góc sách truyện, góc nghệ thuật. Giáo viên có thể chia sẻ đường link hoặc mã QR cho phụ huynh, giúp phụ huynh đọc sách cùng con.

Ban Giám khảo chấm từng phần thi của giáo viên các nhà trường.

Ban Giám khảo chấm từng phần thi của giáo viên các nhà trường.

Cô Lê Thị Luyến cùng đồng nghiệp Trường THCS Quang Hưng thiết kế bài "Luyện tập trường hợp đồng dạng thứ 3 của 2 tam giác (môn Toán, lớp 8).

Cô Luyến cho rằng nhận thức được tính vượt trội của nền tảng công nghệ số nên cô và đồng nghiệp thường xuyên thiết kế bài học với các ứng dụng thông minh. Bài giảng điện tử, tranh ảnh minh hoạ, nguồn thiết bị dạy học số giúp học sinh tích cực hơn trong khi học bài, hứng thú đón nhận và có những trải nghiệm thú vị về bài học.

Thiết kế bài giảng sinh động, trực quan cùng video giúp trò có thể tự ôn luyện bài dễ dàng, tăng khả năng thực hành lĩnh hội kiến thức, rút ngắn thời gian học tập.

Sản phẩm tham gia dự thi của nhóm cô Luyến được thiết kế bằng phần mềm Storyline, đây là phần mềm quen thuộc với giáo viên trong khi thiết kế bài giảng điện tử. Bên cạnh đó, thầy cô sử dụng một số phần mềm Toán học: Sketchpad, Mathtype 7.4, Powerpoint 2019, Capcut.

Các hoạt động của bài dạy được thiết kế khoa học, thông minh, tích hợp các video và trò chơi giúp tái hiện kiến thức đã học. Học sinh được luyện tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn như: đo chiều cao ngôi nhà khi mặt trời chiếu xuống dựa vào độ dài bóng của nó, độ dài thanh sắt qua độ dài bóng của nó...Bài tập về nhà được xây dựng trên Google From để đánh giá và ghi nhận kết quả học tập của học trò.

Cô Thơm cho rằng, việc thiết kế sách điện tử giúp trẻ học chủ đề nhanh hơn.

Cô Thơm cho rằng, việc thiết kế sách điện tử giúp trẻ học chủ đề nhanh hơn.

Đến với Hội thi, cô giáo Ngô Thị Hà và đồng nghiệp Trường Tiểu học Chiến Thắng thiết kế thí nghiệm ảo "Vai trò của không khí đối với sự cháy" (môn Khoa học lớp 4, Sách Kết nối tri thức với cuộc sống).

Sản phẩm dự thi được thiết kế trên phần mềm Articulate Storyline 3, một phần mềm được dùng để thiết kế bài giảng e-Leaning.

Với thí nghiệm ảo chứng minh "Không khí cần cho sự cháy" giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học một cách dễ dàng, thú vị và hào hứng.

Sản phẩm dự thi của giáo viên.

Sản phẩm dự thi của giáo viên.

Đặc biệt, còn rất nhiều sản phẩm thiết bị dạy học được thiết kế trên nền tảng công nghệ số giúp giáo viên các nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục được lãnh đạo Ngành Giáo dục huyện An Lão ghi nhận, đánh giá cao như: Mô phỏng động trên phần mềm Geometer's Sketchpad của thầy Nguyễn Tuấn Cường cùng đồng nghiệp Trường THCS Mỹ Đức (giải Nhất); Các trò chơi tương tác sử dụng trong giờ dạy học nhằm thu hút sự chú ý, phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học trong các môn học của cô Trần Thị Loan và đồng nghiệp Trường THCS Mỹ Đức (giải Nhất); Ứng dụng phần mềm Quizizz trong thiết kế bài giảng và bộ câu hỏi trắc nghiệm cho trẻ mầm non của cô Vũ Thị Thắm và đồng nghiệp Trường Mầm non Quốc Tuấn (giải Nhất)....

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.