Giáo viên gợi ý xây dựng kế hoạch nghỉ Tết cho trẻ

GD&TĐ - Sau thời gian nghỉ Tết dài, phụ huynh nên cùng con ôn lại bài, làm quen với giờ giấc, nếp học cũ và chuẩn bị tâm thế để quay trở lại trường.

Cô Nguyễn Thu Thương – giáo viên Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa (TP. Hà Nội) cùng học sinh của mình. NTCC.
Cô Nguyễn Thu Thương – giáo viên Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa (TP. Hà Nội) cùng học sinh của mình. NTCC.

Nên cùng con xây dựng kế hoạch nghỉ Tết

Hàng năm, học sinh có hai kỳ nghỉ dài là nghỉ hè và nghỉ Tết Nguyên đán, do vậy làm thế nào để các em sau kỳ nghỉ dài vẫn duy trì được thói quen, nề nếp học tập trước đó và không bị sao nhãng kiến thức?

Theo cô Nguyễn Thu Thương – giáo viên Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa (TP. Hà Nội): “Nghỉ Tết là thời gian quây quần tụ tập của đại gia đình, vì vậy nhiều gia đình có xu hướng về quê hoặc đi du lịch để nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên trước khi nghỉ Tết, phụ huynh nên cùng con lên kế hoạch cho kỳ nghỉ để làm sao kết thúc các em vẫn giữ được thói quen, nề nếp học tập trước đó”.

Cô Thu Thương nói thêm, trong thời gian dài không đến trường, không phải học bài nhưng phụ huynh cũng nên duy trì lối sinh hoạt khoa học cho con, không nên để con thức quá khuya, ăn uống không lành mạnh.

Đặc biệt sắp kết thúc kỳ nghỉ, phụ huynh nên bố trí thời gian học trở lại trước khi đi học, để các em không bị nhỡ nhịp hoặc mất hứng thú với việc học do nghỉ dài.

Tết cũng là cơ hội để học sinh được học thêm những kiến thức mới thông qua các hoạt động như: gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả, làm mứt hay các món ăn truyền thống trong ngày tết như nem rán, bánh cuốn …. Do đó, phụ huynh hãy cùng con làm để các con được san sẻ và giúp đỡ bố mẹ.

Cô Thu Thương cũng gợi ý thêm: “Trong kế hoạch nghỉ Tết, phụ huynh nên xây dựng thêm kế hoạch đọc sách đầu năm, khai bút viết về ước mong của mình trong năm mới, gửi lời chúc tới những người thân yêu, những người bạn. Kế hoạch sử dụng tiền mừng tuổi sao cho hợp lý. Ví dụ: phụ huynh có thể gợi ý con để giúp đỡ một hoàn cảnh khó khăn, mua sách báo….

“Từ những hoạt động đó, phụ huynh gửi thông điệp đến cho học sinh sẽ dễ cảm nhận hơn là bắt ép các em”, cô Thu Hương nói.

"Phụ huynh nên cùng con tận hưởng kỳ nghỉ Tết thật ý nghĩa để các em biết trân trọng những giá trị truyền thống, gìn giữ nét đẹp văn hoá có trong Tết cổ truyền", cô Nguyễn Thu Thương – giáo viên Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa (TP. Hà Nội) chia sẻ.

Khơi gợi hứng thú thay vì đòi hỏi

Theo cô Đào Thị Thơm – giáo viên Trường Tiểu học Tam Thanh (TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn): “Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là cơ hội để cả gia đình cùng sống chậm lại và dành thời gian cho nhau. Đây cũng là “thời gian vàng” để phụ huynh hiểu con và đồng hành cùng con”.

Cô Thơm cũng lưu ý, vì kỳ nghỉ Tết kéo dài, việc vui chơi của học sinh sẽ thoải mái hơn nhưng phụ huynh cũng cần chú ý đến chế độ ăn, ngủ, nghỉ khoa học, điều độ để đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển của con trẻ.

Sau kỳ nghỉ dài, trước khi quay trở lại trường phụ huynh nên cùng con xem lại bài vở, chuẩn bị dụng cụ học tập và cùng con ôn lại những kiến thức nhẹ nhàng của bài học. Đối với phần kiến thức con bị quên, phụ huynh nên phối hợp với giáo viên để cùng gia cố kiến thức cho học sinh, không nên tạo áp lực, trách móc hay quát mắng các em.

Cô Nguyễn Thu Thương – giáo viên Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa và học trò trong lễ khai giảng năm học mới. Ảnh NTCC.
Cô Nguyễn Thu Thương – giáo viên Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa và học trò trong lễ khai giảng năm học mới. Ảnh NTCC.

Bên cạnh đó, đối với giáo viên những buổi học đầu tiên sau khi kỳ nghỉ dài nên cũng đưa ra những yêu cầu nhẹ nhàng, trong quá trình học sẽ ôn tập, gia cố lại kiến thức cho học sinh.

"Đối với những học sinh quên kiến thức cơ bản trước đó, tôi sẽ hướng dẫn trong các ôn tập, tổ chức hoạt động đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ, hướng dẫn để các em theo kịp với chương trình.

Tâm lý của học sinh sau kỳ nghỉ dài thường sẽ chưa thực sự tập trung, do đó mỗi bài học cần có sự gợi mở, khơi gợi tính hứng thú cho học sinh thay vì áp đặt và đưa ra những đòi hỏi", cô Thơm chia sẻ.

Còn cô Nguyễn Thu Thương – giáo viên Trường THPT Phenikaa tư vấn: Bên cạnh đó, sau kì nghỉ lễ dài ngày để giúp con lấy lại hứng khởi khi quay trở lại trường cha mẹ nên trở thành người bạn đồng hành tham gia vào việc chuẩn bị hành trang để quay trở lại trường.

Đồng thời, phụ huynh thiết lập lại đồng hồ sinh học cho con, cùng con liệt kê lại những việc cần làm như chuẩn bị quần áo, sách vở, ăn sáng... Trò chuyện cùng con về việc quay trở lại trường: có thể trước khi đi ngủ, trong bữa ăn cha mẹ chuẩn bị tâm lý cho con, khởi động việc quay trở lại trường, tạo cảm giác trường học là ngôi nhà thứ 2 dành cho con, đảm bảo cho con sức khoẻ tốt khi trở lại trường.

"Sau mỗi ngày đi học về, hãy dành những lời động viên, dỗ dành và hỏi han con để các em cảm nhận được sự quan tâm và có ý thức hơn trong việc học tập", cô Thu Thương nói thêm.

"Chuẩn bị bước sang năm mới, tôi chúc cho các học sinh của mình có niềm vui, thêm tuổi mới ý thức tích cực hơn, đạt được kết quả cao trong học tập, mong rằng mỗi ngày đến trường sẽ là một ngày vui của cô và trò”, cô Đào Thị Thơm – giáo viên Trường Tiểu học Tam Thanh, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.